Học phí mầm non, phổ thông được xây dựng trên nguyên tắc nào?

QUANG ĐẠI |

Có sự khác biệt về quy định trong Luật Giáo dục và nguyên tắc xác định học phí trong Nghị định 81/2021, dẫn đến hiện tượng “cùng 1 lớp, 2 mức học phí”.

Triển khai Nghị định 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí, HĐND tỉnh Nghệ An ban hành Nghị quyết số 14 ngày 14.7.2022 về cơ chế học phí. Theo đó, học phí được thu theo các mức khác nhau tùy theo địa bàn và cấp học, dao động từ 50 – 300 nghìn đồng/tháng (mức thấp nhất theo khung trần học phí quy định tại Nghị định 81/2021).

Trên địa bàn thành phố Vinh có 2 mức thu chênh lệch nhau đến 3 lần. Sau khi đi vào thực tế, có những trường hợp cùng học một lớp, nhưng học sinh thuộc địa bàn xã nộp 100 nghìn/tháng, còn học sinh có hộ khẩu phường đóng 300 nghìn/tháng.

Được biết, quy định nói trên được nhiều địa phương áp dụng khi triển khai Nghị định 81/2021, nhưng cũng có địa phương quy định thu học phí theo địa bàn nhà trường đóng chân.

Theo đó, nhà trường có địa chỉ tại khu vực nào thì thu học phí áp dụng cho khung của khu vực đó, không căn cứ hộ khẩu, địa bàn cư trú của học sinh.

Hiện tượng cùng một văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định 81/2021) nhưng có nhiều cách hiểu, áp dụng khác nhau là rất hi hữu và cần được xem xét, xử lý một cách kịp thời.

Theo các chuyên gia pháp lý, nguyên nhân của tình trạng trên là do trong phần “nguyên tắc” thu học phí của Nghị định 81/2021 đã có nhiều nội dung khác biệt so với Luật Giáo dục 2019.

Sự khác biệt về nội dung học phí quy định trong Luật Giáo dục 2019 và nguyên tắc xác định học phí trong Nghị định 81/2021. Ảnh: Hải Đăng
Sự khác biệt về nội dung học phí quy định trong Luật Giáo dục 2019 và nguyên tắc xác định học phí trong Nghị định 81/2021. Ảnh: Hải Đăng

Theo luật sư Lê Đình Việt (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội), nội dung “học phí” được Luật Giáo dục 2019 nêu tại Điều 99:

“1. Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo do Chính phủ quy định; đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học”.

Như vậy, trong Luật Giáo dục, học phí được xây dựng trên nguyên tắc bù đắp chi phí dịch vụ giáo dục đào tạo.

Tuy nhiên, Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định: “Điều 8. Nguyên tắc xác định học phí.

1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.

Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục”.

Theo luật sư Lê Đình Việt, cần xem xét các nguyên tắc “chia sẻ giữa nhà nước và người học”, “phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm”, “bảo đảm chất lượng giáo dục” có phù hợp với Luật Giáo dục 2019 hay không.

“Theo quy định của pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật không được có nội dung trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên” – luật sư Lê Đình Việt cho biết.

Vào ngày 17.7.2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH, Tư pháp, cùng Ủy ban Văn hoá - Giáo dục, Ủy ban Tài chính của Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương … về cơ chế, chính sách học phí.

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, chính sách học phí vừa phải công khai, minh bạch, tính đúng, tính đủ dịch vụ giáo dục, đào tạo; đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi học sinh trong độ tuổi đi học đều được đến trường nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Có ba mẹ là công nhân mất việc, nhiều thí sinh được hỗ trợ học phí

Nguyên Chân |

Nhiều thí sinh có bố mẹ mất việc vì ảnh hưởng dịch COVID-19 hoặc lương giảm do tình hình kinh tế khó khăn, đã được Trường Đại học Văn Hiến giảm 50% học phí để tiếp tục thực hiện ước mơ học đại học.

Miễn học phí 100% cho học sinh các cấp là chính sách nhân văn và ấm áp

Hoàng Văn Minh |

Đà Nẵng gây xôn xao dư luận khi quyết định dành hơn 400 tỉ đồng miễn học phí 100% cho học sinh các cấp trong năm học 2023 -2024.

Mức chênh lệch học phí trường công - trường tư năm học 2023-2024 ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, có tới hơn 30.000 học sinh ở Hà Nội trượt khỏi hệ thống giáo dục công lập. Con số này khiến nhiều người xót xa, bởi trong 30.000 phụ huynh, không phải ai cũng có đủ khả năng lo cho con học ở trường tư chất lượng. Vậy các trường công lập và tư thục ở Hà Nội đang có mức chênh lệch học phí như thế nào?

Hình ảnh vợ chồng địu con giữa nước lũ là dàn dựng câu view

Lam Thanh |

Hà Giang - Bức ảnh cặp vợ chồng địu con nhỏ sơ tán giữa dòng nước lũ thực chất chỉ để làm content câu view.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ

Vương Trần |

Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và dân quân tự vệ đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

PHẠM ĐÔNG |

Ông Phạm Minh Hà và ông Nguyễn Việt Hùng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên từ Australia về Việt Nam

Phạm Huyền |

Chính phủ Australia công bố cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra.

Phê chuẩn ông Trần Hồng Thái giữ chức Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Trần Hồng Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.