Học sinh đếm từng phút chờ Bộ GDĐT chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025

Trang Hà |

Chiều nay, ngày 29.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Hiện nhiều học sinh đang nóng lòng chờ đợi thông tin.

Thông tin mới nhất từ Bộ GDĐT cho biết, 16h30 hôm nay, Bộ sẽ tổ chức họp báo công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Thông tin này nhận được sự quan tâm của đông đảo học sinh và giáo viên trên cả nước.

Em Như Quỳnh - học sinh Trường THPT Đông Sơn 2 (Thanh Hóa) cho biết, em và các bạn đang rất nôn nóng chờ đợi phương án thi. Bởi việc công bố này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học ôn và thi cử của học sinh lớp 11.

"Em mong phương án 2+2 (2 môn Toán, Văn bắt buộc và 2 môn lựa chọn) sẽ được thông qua. Lúc này số môn thi bắt buộc sẽ giảm, áp lực thi cử của chúng em cũng giảm đi rất nhiều. Khi đó, chúng em sẽ có nhiều thời gian để ôn tập kỹ hơn cho kỳ thi và có thời gian để định hướng rõ ràng về nghề nghiệp sau này. Chúng em đang chờ đợi chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn" - Như Quỳnh nói.

"Nín thở chờ đợi", "đếm từng phút đón giao thừa" - là những cụm từ được nhiều học sinh lớp 11 sử dụng để miêu tả trạng thái ngay bây giờ. Các em ngóng trông sự đổi mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khi bản thân là lứa học sinh đầu tiên tham dự kỳ thi.

"Em rất hồi hộp và đếm từng phút đợi đến giờ Bộ GDĐT chốt phương án thi tốt nghiệp THPT. Việc công bố phương án giúp chúng em yên tâm học tập, chuẩn bị sẵn sàng cho sự đổi mới trong cách học và thi. Bên cạnh đó, em cũng mong các bác lãnh đạo sớm công bố đề minh họa để thầy và trò có định hướng học tập rõ ràng" - em Huyền Anh - học sinh Trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng (Hà Nội) chia sẻ.

Bộ GDĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 vào ngày 29.11. Ảnh: Minh Hà
Bộ GDĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 vào ngày 29.11. Ảnh: Minh Hà

Bày tỏ sự áp lực của nhiều giáo viên đang tham gia giảng dạy lớp 11 - lứa học sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm 2025, cô Bùi Lệ Hằng - giáo viên Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) tâm sự:

"Vừa đi vừa dò đường khiến cả cô và trò đều rất hoang mang. Chúng tôi là những người thực dạy trên lớp đã và đang gặp khó khăn, gần như cô trò tự đi tự mò đường. Đồng nghiệp cũng tự mình tìm kiếm, hoạch định và vẽ ra hướng đi mà chưa có chỉ đường một cách rõ ràng, nên rất lo lắng.

Việc Bộ GDĐT sớm công bố phương án thi, đề thi minh họa có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt, sự lựa chọn của Bộ GDĐT cũng cần phù hợp với tinh thần và nguyện vọng chung của học sinh, phụ huynh và những người giảng dạy".

Bày tỏ sự vui mừng khi Bộ GDĐT chuẩn bị chốt phương án thi, cô Trần Thị Thơ - giáo viên Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hà Nội) cho rằng, người dạy và người học sẽ có nhiều thuận lợi hơn, sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới.

"Tôi hy vọng phương án 2+2 sẽ được thông qua. Bởi nó giảm tải áp lực cho học sinh, đúng theo nhu cầu của người học khi thích môn nào sẽ được lựa chọn môn đó để xét tuyển đại học" - cô Thơ nói.

Trước đó, ngày 14.11, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có phiên họp thảo luận về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Tại phiên họp, Bộ GDĐT đã đề xuất phương án với 4 môn thi, trong đó có 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn; 2 môn còn lại thí sinh tự chọn trong số các môn học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Hợp thức hóa dạy thêm giúp giáo viên nâng cao chuyên môn, tăng thu nhập

Trang Hà |

Đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện đang là điểm nóng trong dư luận. Xoay quanh vấn đề này, PGS.TS Phạm Mạnh Hà - chuyên gia giáo dục, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có cuộc trò chuyện cùng Lao Động.

Phương án thi tốt nghiệp 2+2 là cơ hội để các trường ĐH đổi mới tuyển sinh

Danh Trang |

Với phương án thi tốt nghiệp THPT 2+2 (2 môn bắt buộc, 2 môn lựa chọn) từ năm 2025, chuyên gia giáo dục cho rằng đây là cơ hội để các cơ sở giáo dục đại học xây dựng mới, tái cấu trúc các tổ hợp môn xét tuyển phù hợp với ngành đào tạo.

Dạy thêm, học thêm hiện nay được quy định như thế nào?

Trang Hà |

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy hiện nay, dạy thêm, học thêm được quy định như thế nào? Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với luật sư Nguyễn Văn Phi - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Lawkey xung quanh vấn đề này.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.