Học sinh nghèo ở xã nông thôn mới ồ ạt xin chuyển trường

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Là những học sinh ở bản đặc biệt khó khăn nhưng không được hưởng chế độ khi học đúng tuyến. Do đó, nhiều học sinh ồ ạt xin học tại các xã nghèo...

Đó là thực tế đang diễn ra tại bản Tát Hẹ, xã Ẳng Nưa - một xã nông thôn mới - thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Cả bản có 16 học sinh trung học cơ sở (THCS) thì cả 16 em đều xin chuyển sang học tại xã Ẳng Tở và Ẳng Cang (huyện Mường Ảng) - các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới.

Đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện Mường Ảng cho biết, Phòng GDĐT không quy định học sinh phải học theo tuyến. Nhưng nếu học sinh xin chuyển nhiều sẽ gây mất cân bằng, không đảm bảo quy mô trường lớp thì phòng cũng phải xem xét.

“Tuy vậy, việc đảm bảo quyền lợi chính đáng cho học sinh cũng là yếu tố để chúng tôi cân nhắc khi đưa ra quyết định” - vị lãnh đạo cho biết.

Theo lý giải của Phòng GDĐT huyện Mường Ảng, nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là bởi từ năm học 2021-2022, Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 433/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc sẽ có hiệu lực thực thi. Theo cách phân vùng mới, học sinh cấp tiểu học và THCS thuộc bản Tát Hẹ, xã Ẳng Nưa (huyện Mường Ảng) sẽ không được hưởng chế độ hỗ trợ đối với học sinh bán trú nếu học tại xã Ẳng Nưa hoặc các xã khu vực I.

Điểm trường bản Tát Hẹ - Trường Tiểu học xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng.
Điểm trường bản Tát Hẹ - Trường Tiểu học xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng.

Ngoài được hưởng hỗ trợ chi phí học tập, miễm giảm học phí theo quy định thì học sinh tiểu học và THCS thuộc bản Tát Hẹ còn được hưởng chế độ học sinh bán trú theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP với định mức 596.000 đồng và 15kg gạo/tháng. Từ năm học 2021-2022 nếu tiếp tục học tại xã Ẳng Nưa, các em sẽ không được hưởng chế độ này nữa.

Đối với học sinh tiểu học còn nhỏ nên bố mẹ chưa thể cho đi học nhờ ở các xã khác để được hưởng chế độ, do vậy, các cháu phải học tại điểm trường ở bản và cũng đang gặp không ít khó khăn.

Chiều 16.9, thầy Vũ Xuân Thủy - giáo viên Trường Tiểu học xã Ẳng Nưa, phụ trách điểm trường bản Tát Hẹ - khi trao đổi với phóng viên cũng chia sẻ nhiều băn khoăn. Người dân bản Tát Hẹ sinh sống thành 2 khu A và B cách nhau khoảng 3km, do không có chế độ bán trú nên buổi trưa nếu để các cháu về nhà ăn cơm thì buổi chiều hầu hết các cháu ở khu B không đến lớp nữa.

“Tôi đã phải vận động các gia đình buổi sáng cho các cháu mang cơm đến lớp để buổi trưa ở lại không phải về nhà. Vì hầu hết các gia đình đều khó khăn nên nhiều cháu cũng chỉ mang theo mỗi gói cơm, do vậy, khi nấu cơm, tôi cũng chủ động nấu thêm thức ăn và 1 nồi canh to để các em ăn cùng...” - thầy Thủy cho hay.

Ông Lý Giống Khá - Bí thư Chi bộ bản Tát Hẹ - cho biết: Bản Tát Hẹ là bản nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn nhưng trên thực tế thì lại thuộc xã nông thôn mới. Nếu đi học tại xã thì phải tự túc nấu ăn và không được hưởng các chế độ của vùng đặc biệt khó khăn nên nhiều cháu mới phải xin học nhờ để được hưởng các chế độ.

“Mặc dù Ẳng Nưa là xã nông thôn mới nhưng bản Tát Hẹ vẫn là bản đặc biệt khó khăn, vì thế, dù các cháu đi học ở đâu cũng nên được hưởng chế độ của vùng đặc biệt khó khăn” - ông Khá nêu đề xuất.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Dông lốc gây thiệt hại gần 11 tỉ đồng ở tỉnh nghèo Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên, trận dông lốc mới xảy ra đã gây thiệt hại lớn tài sản, thiệt hại ước tính gần 11 tỉ đồng.

Có một “vùng tối” trong lòng TP. Điện Biên Phủ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Không điện nước, không lớp học, 26 hộ dân bản Co Líu, xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vẫn âm thầm sống trong bóng tối từ nhiều năm nay.

Đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn

Vũ Long |

Mục tiêu quốc gia đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Giá vàng hôm nay 5.10: Vàng nhẫn bán được giá hơn vàng miếng

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 5.10: Giá vàng nhẫn trơn tiếp tục tăng mạnh. Giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng SJC.

Doanh nghiệp xây dựng trái phép 2.800m2 không bị xử phạt

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Công ty TNHH Kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản Tám Oanh (huyện Diễn Châu) xây dựng trái phép trên diện tích 2.800m2.

TPHCM xây cầu đi bộ gần 1.000 tỉ đồng nối Quận 1 - Thủ Thiêm

MINH QUÂN |

UBND TPHCM vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, nối Quận 1 - Thủ Thiêm với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng.

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Ninh Bình vẫn “nằm trên giấy”

NGUYỄN TRƯỜNG |

Chương trình phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân và NƠXH cho người có thu nhập thấp trên địa bàn của tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt với tổng số 5.573 căn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các dự án NƠXH tại Ninh Bình vẫn chỉ “nằm trên giấy”.

Hà Nội xử lý thực phẩm mất an toàn vệ sinh bủa vây cổng trường học

Lệ Hà |

Những loại thực phẩm được bày bán ở trước cổng trường luôn tiềm ẩn mất an toàn vệ sinh.

Dông lốc gây thiệt hại gần 11 tỉ đồng ở tỉnh nghèo Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên, trận dông lốc mới xảy ra đã gây thiệt hại lớn tài sản, thiệt hại ước tính gần 11 tỉ đồng.

Có một “vùng tối” trong lòng TP. Điện Biên Phủ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Không điện nước, không lớp học, 26 hộ dân bản Co Líu, xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vẫn âm thầm sống trong bóng tối từ nhiều năm nay.

Đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn

Vũ Long |

Mục tiêu quốc gia đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.