Học sinh thi khoa học kỹ thuật: Đừng chỉ là người thi thay cho giáo viên

. |

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh, hãy đừng biến sân chơi này của học sinh lại thành ra cuộc tranh đua, khẳng định “thương hiệu” giáo viên.

Bài viết về học sinh thi khoa học kỹ thuật đăng trên báo Lao Động điện tử đã thu hút rất đông đảo bạn đọc. Báo Lao động vừa nhận được bài viết của bạn đọc là một giáo viên ở Tây Ninh gửi đến bình luận về vấn đề này.

Tính đến nay, cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong học sinh đã trải qua 9 năm làm nên “thương hiệu”. Mục đích tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh, theo công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là: “Cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn”.

Mục đích là vậy, nhưng, với thực tế xảy ra gần đây thì và sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi gần đây người ta đòi “khai tử” nó. Tìm hiểu thêm về những gì diễn ra, ở phạm vi địa phương mình, người viết cập nhật được một số thực tế sau: Học sinh chỉ là người đi thi thay cho giáo viên, nghĩa là tất tần tật đều từ giáo viên: ý tưởng, triển khai, đánh giá kết quả của dự án, viết báo cáo khoa học...

“Học sinh là người học thuộc bài để... đi thi” - một giáo viên không giấu diếm cho biết. Một giáo viên khác trong một lần tham quan các gian trưng bày ý tưởng dự thi của học sinh ở phạm vi cấp tỉnh có kể lại rằng học sinh trung học cơ sở đi thi thì rất vô tư, người căng thẳng lại là giáo viên hướng dẫn của các em. Họ căn dặn từng chút một trước khi rời khỏi các gian trưng bày, vào khu vực dành cho người hướng dẫn (tách biệt với người dự thi).

Việc giáo viên thuê người thiết kế sản phẩm không phải không có, bởi thế khi vận hành để báo cáo sản phẩm, người dự thi (ở đây lại là học sinh) không xử lý được khi sản phẩm xảy ra lỗi kỹ thuật tại buổi thi.

Gần đây, xảy ra vụ việc dự án đạt giải Nhì cấp tỉnh là đã được công nhận ở tỉnh khác cách đó 2 năm; dự án đạt giải Ba lại không khác ý tưởng với ý tưởng sáng tạo của thanh niên trong tỉnh được công nhận vài tháng trước đó...

Nhắc lại những điều được nghe kể hoặc trực tiếp chứng kiến, người viết hy vọng sau những lùm xùm xoay quanh cuộc thi này, các bên liên quan sẽ cầu thị và nghiêm túc lắng nghe để tính đến vấn đề đích đến trong khoa học, trong nghiên cứu. Học sinh làm các dự án khi còn ngồi trên ghế nhà trường là để rèn tư duy, cách làm việc khoa học cùng với thái độ tôn trọng tính khách quan, sự trung thực của vấn đề khoa học và cách làm của người làm khoa học. Thầy, cô “đạo diễn” tất cả quá trình đi thi của học sinh, tác dụng giáo dục ở đâu?

Cuối cùng, để các dự án không “chết yểu”, người viết rất tâm đắc với ý kiến của một học sinh đạt giải phạm vi quốc tế đã chia sẻ với báo giới: Vấn đề không phải “bỏ” hay “không bỏ”, mà các nhà khoa học cần vào cuộc giúp sức, đồng hành với học sinh, để những ý tưởng nghiên cứu không chỉ dừng ở “đi thi để lấy giải”.

Thiết nghĩ, ý kiến này không nên chỉ được dừng ở mức tham khảo, nó phải là động lực cho nghiên cứu khoa học nói chung, không riêng gì học sinh phổ thông. Bản thân người viết thì còn trăn trở một vấn đề sau những gì quan sát được: Cuộc thi này dành cho học sinh, hãy đừng biến sân chơi này của học sinh lại thành ra cuộc tranh đua, khẳng định “thương hiệu” giáo viên; đừng để sau khi học sinh nhận thưởng về thầy/cô lại vô tư buông lời rằng mình là tác giả của dự án nhưng người nhận tiền thưởng lại là học sinh mình hướng dẫn. Và rồi, nhắc đến dự án đạt giải nào đó người ta không bao giờ nói “dự án của học sinh A, học sinh B...” mà thường hay nói “dự án của thầy X, cô Y...”.

(Một giáo viên ở Tây Ninh)

1030
.
TIN LIÊN QUAN

Học sinh thi Khoa học kỹ thuật: "Một cuộc thi đang bị làm méo mó"

Quỳnh Chi |

Liên quan đến bài viết Học sinh thi Khoa học kỹ thuật: “Hãy dừng lại càng sớm càng tốt”! đăng trên Báo Lao Động về cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh, rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến nêu quan điểm nên bỏ cuộc thi nặng về hình thức, tốn kém và không có tính ứng dụng vào thực tiễn.

Khi số lượng học sinh giỏi cũng... đột biến!

Anh Đào |

Số học sinh giỏi mà tăng 50% ngay trong kỳ học bị ảnh hưởng bởi COVID-19 thì đúng là... đột biến. Nhưng nếu “đột biến” ở nghĩa quý hiếm như hoa lan thì thật ra giờ đây học sinh bị đúp mới thật sự là... đột biến.

Học sinh thi Khoa học kỹ thuật: “Hãy dừng lại càng sớm càng tốt”!

LÊ VĂN VỴ (Nguyên Giám đốc TTGDTX huyện Hương Sơn-Hà Tĩnh) |

Những người “trong cuộc” đều có chung nhận xét là chúng ta đã đi quá xa trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh trung học, nên dừng lại để tránh những hệ lụy nặng nề.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

Học sinh thi Khoa học kỹ thuật: "Một cuộc thi đang bị làm méo mó"

Quỳnh Chi |

Liên quan đến bài viết Học sinh thi Khoa học kỹ thuật: “Hãy dừng lại càng sớm càng tốt”! đăng trên Báo Lao Động về cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh, rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến nêu quan điểm nên bỏ cuộc thi nặng về hình thức, tốn kém và không có tính ứng dụng vào thực tiễn.

Khi số lượng học sinh giỏi cũng... đột biến!

Anh Đào |

Số học sinh giỏi mà tăng 50% ngay trong kỳ học bị ảnh hưởng bởi COVID-19 thì đúng là... đột biến. Nhưng nếu “đột biến” ở nghĩa quý hiếm như hoa lan thì thật ra giờ đây học sinh bị đúp mới thật sự là... đột biến.

Học sinh thi Khoa học kỹ thuật: “Hãy dừng lại càng sớm càng tốt”!

LÊ VĂN VỴ (Nguyên Giám đốc TTGDTX huyện Hương Sơn-Hà Tĩnh) |

Những người “trong cuộc” đều có chung nhận xét là chúng ta đã đi quá xa trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh trung học, nên dừng lại để tránh những hệ lụy nặng nề.