“Khát" nhân lực chất lượng cao, 70% cử nhân công nghệ phải đào tạo lại

Đặng Chung |

Trong số 50.000 cử nhân công nghệ thông tin ra trường mỗi năm, chỉ có khoảng 30% làm việc được ngay, còn 70% phải đào tạo lại. Đưa ra những thông tin này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định, lần này, ông sẽ quyết tâm làm khác, để việc đào tạo đi vào thực chất, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Ngày 30.3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức toạ đàm “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp”.

Tại sự kiện, những vấn đề liên quan đến nhu cầu của thị trường, dự báo nguồn nhân lực, bất cập và hạn chế trong đào tạo ngành công nghệ thông tin (CNTT) được các đại biểu thảo luận và nêu nhiều giải pháp tháo gỡ.

Đừng biến sinh viên công nghệ thông tin thành robot

Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, tại Việt Nam hiện có 235 trường, trong đó có 50 trường đào tạo ngành CNTT. Hàng năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT ra trường.

Trong bối cách cuộc cách mạng 4.0, việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là 1 trong 3 khâu đột phát phát triển đất nước. Khi nền kinh tế chuyển sang số hóa, ICT ngày càng có vai trò, tác động lớn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, vẫn còn bất cập liên quan đến nguồn nhân lực CNTT. Theo tính toán, chỉ có khoảng 30% lao động CNTT là có thể đáp ứng yêu cầu, số còn lại cần phải được đào tạo bổ sung, đào tạo lại. Vấn đề đặt ra với các trường là đào tạo thế nào để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp?

Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng, các trường thực hiện đào tạo chưa gắn với nhu cầu của thị trường và cần phải tăng môi trường thực hành cho sinh viên hơn nữa.

“CNTT rất đặc thù, nhưng đào tạo thế nào để đừng biến sinh viên CNTT thành robot, trong khi sinh viên CNTT có thể biến robot thành con người… Muốn thế, đào tạo phải đi từ thực tế. Các trường phải thay đổi phương thức đào tạo, giảm bớt hàn lâm, tăng cường đưa sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp CNTT” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

 
Song song với hoạt động tọa đàm là triển lãm quảng bá tuyển sinh, đào tạo và hướng nghiệp diễn ra trong cả ngày 30.3. Trong ảnh, lãnh đạo Bộ TTTT và Bộ GDĐT tham quan các gian hàng.

Trong phần phát biểu tại toạ đàm, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ ra nhiều rào cản mà việc đào tạo nguồn nhân lực ICT chất lượng cao cần phải thay đổi.

Đó là truyền thống giáo dục Việt Nam vẫn là học trước rồi làm sau, là thầy dạy trò nghe, học sách giáo khoa là chính, học thuộc là quan trọng, giảng đường là cơ sở chính của đại học, học nhiều thực hành ít. Vì điều này, chúng ta vẫn đang “khát” nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT có chất lượng cao.

Cần cái bắt tay thực chất giữa nhà trường-doanh nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, cuộc cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cuộc cạnh tranh về nhân lực. Nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu thay đổi của công nghệ để giải quyết tốt các bài toán của nước mình, của nhân loại, thì nước đó sẽ thắng trong cuộc cạnh tranh.

 
Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại tọa đàm.

Muốn giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng TTTT đưa ra giải pháp: “Đã đến lúc tuy hai là một. Doanh nghiệp và các trường đại học đào tạo CNTT cần phối hợp chặt chẽ với nhau vì “Tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là nhân lực thì doanh nghiệp phải đầu tư vào nguồn lực tài nguyên này”.

Đồng quan điểm, Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, muốn việc kết hợp giữa nhà trường-doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nó phải trở thành nhu cầu tự thân, trên tinh thần cùng có lợi, vì sự phát triển của đất nước.

“Các trường cung cấp nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần nhìn nhà trường như các bạn hàng. Hai bên đến với nhau có động lực cùng lợi ích, không hợp tác với nhau thì không thể tồn tại được” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Ông cũng đề cập tới đổi mới tư duy quản trị đại học trong mỗi nhà trường. Các trường cần giảm bớt thời gian học lý thuyết, dành cho sinh viên nhiều hơn thời gian để thực tập, được “nhúng mình” vào hoạt động của các doanh nghiệp.

Về phía các cơ quan chức năng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Bộ, ngành có trách nhiệm sẽ đồng hành với doanh nghiệp, nhà trường, trong việc tham mưu cho Chính phủ, thay đổi chính sách trong thẩm quyền, đảm bảo việc đào tạo được linh hoạt, phù hợp giữa lý thuyết và thực hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành CNTT trong thời gian tới.

Giải pháp chính sách từ hai Bộ

Phát biểu kết luận chương trình tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An nêu rõ, về phía hai Bộ GDĐT và Bộ TTTT sẽ tập trung vào một số giải pháp chính sách:

 

Thứ nhất, cùng nhau hỗ trợ và xây dựng những chuẩn nguồn nhân lực ICT; tới đây Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng, cập nhật và khuyến khích các trường dùng chuẩn ngành để đổi mới chương trình đào tạo.

Thứ hai, tăng cường giám sát về chất lượng đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên… trong đó đặc biệt chú trọng các ngành về ICT.

Thứ ba, tạo môi trường cạnh tranh để các trường tạo môi trường cạnh tranh, hỗ trợ các bên thứ ba để đánh giá, xếp loại các cơ sở giảng dạy về ICT để có được một phản biện nhìn từ góc độ doanh nghiệp và xã hội.

Thứ tư, về kết nối doanh nghiệp và các nhà trường, hai Bộ sẽ tạo các cơ chế chính sách và bảo trợ cho các hiệp hội như Hiệp hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng các điển hình, cẩm nang hỗ trợ cho các doanh nghiệp và trường đào tạo ICT nhằm thiết lập những mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi ngoài các trường.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

"Khát" nhân sự công nghệ thông tin chất lượng cao năm 2019

T.Huyền |

Theo một khảo sát mới đây với các công ty lớn trong ngành công nghệ thông tin (IT) của ITviec.com, trang tuyển dụng chuyên ngành IT hàng đầu Việt Nam, dù đã tăng lương mạnh nhưng nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho ngành này vẫn “sốt”.

Điểm chuẩn trúng tuyển vào trường ĐH Công nghệ Thông tin TPHCM từ 17 đến 23,20

Nguyễn Hà |

Điểm chuẩn trúng tuyển vào trường ĐH Công nghệ Thông tin TPHCM năm 2018 dao động từ 17 đến 23,20 điểm.

Lạ lùng tuyển sinh 2018: Ngành Văn học tuyển khối A, công nghệ thông tin tuyển khối C

Đặng Chung |

Ở mùa tuyển sinh 2018 xuất hiện những nghịch lý, với những trường hợp lạ lùng chưa từng có trong lịch sử. Nhiều ngành vốn không dành cho dân khối C như kế toán, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin… lại mở rộng cửa. Ngược lại, ngành xã hội lại “chào đón” dân khối A.

4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số

Hà Anh |

Sáng 4.10, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - trao đổi chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số”.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Hiện trạng xuống cấp của hai công viên lớn ở quận Cầu Giấy

THÙY DƯƠNG |

Thời gian tới, quận Cầu Giấy (Hà Nội) sẽ dành nguồn lực cải tạo, sửa chữa một số công trình, bao gồm hai công viên lớn trên địa bàn là Cầu Giấy và Nghĩa Đô.

Thị trường bất động sản vẫn kém sắc

Bảo Chương |

TPHCM - Nguồn cung căn hộ ở mức thấp, thanh khoản yếu khiến thị trường bất động sản đang trong trạng thái kém sôi động.

Sai phạm của cựu Thư ký Thứ trưởng vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Cơ quan điều tra chỉ ra sai phạm của Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế - ở giai đoạn 2 vụ chuyến bay giải cứu nhưng không xử lý ở lần này.

"Khát" nhân sự công nghệ thông tin chất lượng cao năm 2019

T.Huyền |

Theo một khảo sát mới đây với các công ty lớn trong ngành công nghệ thông tin (IT) của ITviec.com, trang tuyển dụng chuyên ngành IT hàng đầu Việt Nam, dù đã tăng lương mạnh nhưng nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho ngành này vẫn “sốt”.

Điểm chuẩn trúng tuyển vào trường ĐH Công nghệ Thông tin TPHCM từ 17 đến 23,20

Nguyễn Hà |

Điểm chuẩn trúng tuyển vào trường ĐH Công nghệ Thông tin TPHCM năm 2018 dao động từ 17 đến 23,20 điểm.

Lạ lùng tuyển sinh 2018: Ngành Văn học tuyển khối A, công nghệ thông tin tuyển khối C

Đặng Chung |

Ở mùa tuyển sinh 2018 xuất hiện những nghịch lý, với những trường hợp lạ lùng chưa từng có trong lịch sử. Nhiều ngành vốn không dành cho dân khối C như kế toán, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin… lại mở rộng cửa. Ngược lại, ngành xã hội lại “chào đón” dân khối A.