Không tăng học phí, chuyên gia đề xuất giải pháp gỡ khó cho trường đại học

trà my |

Hiện nay, học phí vẫn là nguồn thu chủ yếu của các trường đại học Việt Nam. Do đó, việc không tăng học phí trong nhiều năm khiến các trường đối mặt với thách thức lớn.

Tự chủ không có nghĩa là tự túc

Tính đến tháng 8.2022, cả nước có 141/232 trường đủ điều kiện tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Tùy mức độ tự chủ, các trường bị cắt một phần hoặc hoàn toàn đầu tư từ ngân sách.

Trao đổi với Báo Lao Động, TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - cho biết, hiện nay, các trường công được Nhà nước cung cấp ngân sách để hoạt động. Tuy nhiên, nhìn lại một năm qua, việc chi cho giáo dục đang ở mức rất khiêm tốn.

"Tự chủ đại học khác với tự túc, các trường vẫn được Nhà nước hỗ trợ một mức độ nào đó để chia sẻ bớt chi phí. Tuy nhiên, năm vừa qua, việc chi cho giáo dục đại học chỉ chiếm khoảng 0,27% GDP. Điều này khiến các trường khó thúc đẩy chất lượng" - ông Khuyến bày tỏ quan điểm.

TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp
TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ông Khuyến cho rằng, nếu nguồn thu từ sự hỗ trợ của Nhà nước chưa đáp ứng được khoản kinh phí đào tạo, các trường đại học sẽ "hô hào" tìm kiếm tài chính từ các nguồn lực khác, ví dụ như: Kêu gọi từ các nhà hảo tâm, các dự án đầu tư quốc tế, hoạt động nghiên cứu và lao động sản xuất…

"Tại Việt Nam, việc đa dạng hoá các nguồn thu trên chưa thực sự đạt hiệu quả. Nguồn thu của các trường đại học vẫn chủ yếu phụ thuộc vào học phí.

Có trường đại học thuộc top đầu ở Việt Nam, doanh thu một năm trên một nghìn tỉ đồng, mức học phí thu về xấp xỉ 800 tỉ đồng nhưng khoản nghiên cứu và khoa học thu về chỉ có khoảng hơn mười tỉ đồng. Trong khi đó, khả năng nghiên cứu và lao động sản xuất của trường này được đánh giá lớn hơn nhiều so với các trường đại học khác. Từ đó cho thấy, nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu và lao động sản xuất tại các trường đại học là bất khả thi" - ông Khuyến cho biết.

Tối ưu hoá các chi phí

Ông Khuyến cho rằng, nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước bị cắt giảm, nguồn thu khác cũng không đáng kể nên buộc các trường phải tăng học phí để đảm bảo chất lượng, chiến lược đào tạo ổn định. Việc tăng học phí vô hình trung tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội.

"Các trường đại học phải tính toán được mức học phí sao cho không được vượt khả năng chi trả thu nhập trung bình của người dân. Nếu tăng học phí là cách để tạo nguồn thu sẽ khiến cho nhiều thí sinh không có cơ hội vào đại học" - ông Khuyến bày tỏ.

Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, vấn đề mà các trường đại học phải đặc biệt lưu tâm đó là cần tối ưu hóa chi phí. Khi các chi phí được tính toán, sử dụng hiệu quả tối đa, cắt giảm được những phần không cần thiết, nguồn thu sẽ dồi dào hơn.

"Nhà trường phải tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả, có kế hoạch sắp xếp cụ thể, phù hợp, loại bỏ các khoản chi tiêu không thiết yếu. Cần phải tính toán được mức học phí hợp lý hơn cho sinh viên" - ông Khuyến nêu giải pháp.

trà my
TIN LIÊN QUAN

Nguồn thu nghìn tỉ đồng của nhiều trường đại học, trái với các nước phát triển về giáo dục

Vân Trang |

Cả nước có một số trường đại học có doanh thu trên 1.000 tỉ đồng/năm. Trong đó, có cả trường công lập và trường tư thục.

Tổng thu hơn 1.400 tỉ đồng của Đại học Bách Khoa Hà Nội đến từ đâu?

Thanh Giang |

Tính cho giai đoạn từ 2017 – 2021, tổng thu Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tăng từ 629,836 tỉ đồng lên 1.426 tỉ đồng (khoảng 126%), tương ứng trung bình tổng thu Trường tăng khoảng 31,5%/năm. Trong đó, nguồn thu từ học phí luôn chiếm trên 60% tổng thu.

Trường đại học đồng loạt điều chỉnh học phí năm 2023

Vân Trang |

Sau khi Chính phủ chỉ đạo về việc không tăng học phí, các trường đại học đã có thông báo điều chỉnh học phí năm 2023.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.