"Lập lờ" hàng trăm tỉ đồng ngân sách hỗ trợ giáo dục ở Thái Nguyên: Giải trình lý do tiền chưa đến tay giáo viên

Đặng Chung |

Việc hiểu không đúng chính sách, dẫn đến chậm trễ trong việc chi trả tiền hỗ trợ cho giáo viên mầm non là trách nhiệm của cơ quan chức năng ở Thái Nguyên, chứ không thể đổ lỗi vì lý do khách quan hay vì phụ huynh…

Có nhập nhèm thu-chi

Sau loạt bài phản ánh từ 30.5-18.6, về việc giáo viên mầm non ở Thái Nguyên làm việc quá 8 tiếng/ngày, nhưng không nhận được tiền làm thêm giờ; tỉnh Thái Nguyên có ngân sách hỗ trợ hoạt động giảng dạy lên tới hàng trăm tỉ đồng, nhưng tiền đó đi đâu, chi tiêu ra sao, nhiều giáo viên không hề hay biết; nhiều giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật hòa nhập nhưng không được trả tiền hỗ trợ…, ngày 22.6, Báo Lao Động đã nhận được Công văn số 992 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thái Nguyên báo cáo, thông tin về vụ việc.

Cụ thể, sau khi nhận được phản ánh của Báo Lao Động, Sở GDĐT Thái Nguyên đã tổ chức họp với các phòng giáo dục huyện, thị xã, thành phố, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh về tình hình triển khai việc thực hiện kinh phí hỗ trợ hoạt động năm 2018 cho các trường mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Kết quả, Sở GDĐT Thái Nguyên thông tin, trong 5 tháng đầu năm 2018, các trường đã trả lương hằng tháng cho đối tượng giáo viên thuê khoán và thừa nhận một số đơn vị chưa kịp thời chi trả cho giáo viên thực hiện làm thêm giờ như Báo phản ánh.

Sở GDĐT Thái Nguyên cho biết, sau khi việc kê khai giờ làm thêm của giáo viên hoàn tất, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn tất chứng từ chuyển ra kho bạc để rút kinh phí trả cho các giáo viên. Sở cũng đã yêu cầu các phòng giáo dục khẩn trương kê khai để thanh toán tiền làm thêm giờ cho giáo viên  trước ngày 30.6 và báo cáo bằng văn bản về Sở GDĐT sau khi hoàn thành việc chi trả này.

 
 Sau loạt bài của Báo Lao Động, nhiều giáo viên mầm non ở Thái Nguyên thông tin rằng, nhờ đọc báo, giờ họ mới biết tỉnh có nhiều chính sách quan tâm như vậy. Trước đó, họ chưa bao giờ được hiệu trưởng phổ biến về những số tiền hỗ trợ lên đến hàng trăm tỉ đồng của tỉnh.

Về vấn đề Báo Lao Động phản ánh có hay không việc nhập nhèm thu chi số tiền hàng trăm tỉ đồng ngân sách mà UBND tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ hoạt động giảng dạy, Sở GDĐT Thái Nguyên trả lời như sau: Ngày 8.6, Sở đã nhận được báo cáo của Phòng GDĐT huyện Phú Bình về kết quả xác minh nội dung Báo Lao Động phản ánh tại Trường Mầm non Tân Khánh (huyện Phú Bình, Thái Nguyên).

Theo đó, thông tin Báo Lao Động phản ánh về việc chuyển nhờ tiền vào tài khoản của giáo viên, ghi là “trả tiền làm thêm giờ”, nhưng sau đó bắt giáo viên rút ra để trả nhà trường là đúng sự thật. Số tiền chi sai là 7.972.900 đồng. Phòng Giáo dục đã yêu cầu nhà trường hoàn trả những khoản này vào kho bạc.

Hiện Phòng GDĐT huyện Phú Bình đã kiểm điểm trách nhiệm của hiệu trưởng và kế toán, đồng thời đang xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Phú Bình xử lý hiệu trưởng, kế toán và các cá nhân liên quan tại Trường Mầm non Tân Khánh.

Cơ quan quản lý vô can?

Báo Lao Động cảm ơn sự vào cuộc mạnh mẽ của Sở GDĐT Thái Nguyên, đã đôn đốc, yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai chi trả tiền cho giáo viên mầm non theo đúng các quy định, chính sách hỗ trợ.

Tuy nhiên, trong công văn trả lời này, những lý do viện dẫn cho việc chưa trả tiền làm thêm cho giáo viên là vì thực hiện kê khai vào thời điểm kết thúc năm học (việc đáng ra phải được thực hiện hằng tháng, thống kê từng ngày mới có thể biết chính xác giáo viên làm thêm bao nhiêu giờ/ngày - PV); tiền hỗ trợ dạy trẻ khuyết tật, nhiều năm qua giáo viên ở một số huyện, thị xã chưa được nhận, vì phụ huynh chưa thực hiện việc giám định con em khuyết tật, khiến hồ sơ giải quyết chế độ cho các thầy cô chưa thực hiện được… là không thuyết phục.

Chẳng lẽ lý do cho sự chậm trễ này là vì khách quan, vì phụ huynh, còn cơ quan chức năng vô can?

Nếu Báo Lao Động không phản ánh, liệu giáo viên có được nhận đúng, nhận đủ những gì đáng ra họ phải được hưởng tương xứng với sức lao động đã bỏ ra hay sẽ tiếp tục chịu thiệt thòi?

Còn nữa, trong văn bản của Sở GDĐT Thái Nguyên có nói rằng, việc chi sai, nhập nhèm chỉ dừng ở số tiền “gửi nhờ vào tài khoản của giáo viên”, nhưng chưa nói rõ, tiền đó là ngân sách chi thường xuyên mà Nhà nước cấp, hay ngân sách hỗ trợ hoạt động giảng dạy mà tỉnh hỗ trợ?

Theo những thông tin mà phóng viên có được, số tiền chi sai không chỉ dừng lại có vậy, không chỉ mình Trường Mầm non Tân Khánh xảy ra việc này.

Báo Lao Động sẽ phân tích những chi tiết này ở bài viết tiếp theo và mong Sở GDĐT Thái Nguyên tiếp tục làm rõ, để có câu trả lời thỏa đáng cho hàng nghìn giáo viên mầm non ở Thái Nguyên và dư luận.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Kỳ 2: Hàng trăm tỉ đồng ngân sách giáo dục ở Thái Nguyên về đâu?

Ngô Phong - Đặng Chung - Hữu Long |

Giáo viên phải sống tằn tiện bằng đồng lương eo hẹp, trong khi hàng trăm tỉ đồng là kinh phí hỗ trợ hoạt động giảng dạy lại đang “lúng túng” trong việc giải ngân. Kết quả là giáo viên chịu thiệt thòi, còn những người liên quan vẫn đang đùn đẩy trách nhiệm.

“Lập lờ” hàng trăm tỉ đồng ngân sách hỗ trợ hoạt động giáo dục tại Thái Nguyên

Ngô Phong - Đặng Chung - Hữu Long |

Để chăm lo đời sống giáo viên, giải bài toán quá tải ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, riêng năm 2018, UBND tỉnh Thái Nguyên đã thông qua nghị quyết, phê duyệt kinh phí hỗ trợ hoạt động giảng dạy lên tới hàng trăm tỉ đồng. Có điều, tiền đã được chi, nhưng có đến được tay giáo viên hay không lại là một hành trình dài.

Ngân sách hỗ trợ giảng dạy tại Thái Nguyên: Sẽ trả đủ 149 tỉ đồng cho giáo viên mầm non

ĐẶNG CHUNG - HỮU LONG |

Ngày 30 và 31.5.2018, Báo Lao Động có loạt bài phản ánh về việc năm 2018, UBND tỉnh có phê duyệt kinh phí hơn 149 tỉ đồng để hỗ trợ hoạt động giảng dạy, nhân viên nấu ăn trong các trường mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh. 

Ưu đãi ở Khu thương mại tự do Đà Nẵng thu hút doanh nghiệp

Hoàng Bin - Mỹ Linh |

Chính sách thu hút đầu tư và cơ chế ưu đãi của Khu thương mại tự do Đà Nẵng nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp.

Loạt thương hiệu âm thầm rời khỏi mặt bằng "đất vàng" Hà Nội

Thu Giang |

Hà Nội - Nhiều thương hiệu, cửa hàng kinh doanh đang âm thầm rút lui khỏi mặt bằng tuyến phố trung tâm Thủ đô.

Tin 20h: “Sâu đẻ ra tiền” nhiễm bệnh hàng loạt ở Lâm Đồng

NHÓM PV |

“Sâu đẻ ra tiền” nhiễm bệnh hàng loạt ở Lâm Đồng; Dân lo lắng khi bãi biển dự kiến thành nơi đổ chất nạo vét...

CII chi hàng nghìn tỉ đồng đầu tư vào loạt dự án mới

Lục Giang |

CII có những động thái đầu tư vào loạt dự án mới. Trong khi đó, công ty phải lùi thời gian trả cổ tức để cơ cấu lại nguồn tiền đầu tư và trả nợ trái phiếu.

"Đánh thuế bất động sản giúp giảm giá nhà là không thực tế"

Linh Trang - Vũ Linh |

GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những nhận định về đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2 của Bộ Xây dựng.

Kỳ 2: Hàng trăm tỉ đồng ngân sách giáo dục ở Thái Nguyên về đâu?

Ngô Phong - Đặng Chung - Hữu Long |

Giáo viên phải sống tằn tiện bằng đồng lương eo hẹp, trong khi hàng trăm tỉ đồng là kinh phí hỗ trợ hoạt động giảng dạy lại đang “lúng túng” trong việc giải ngân. Kết quả là giáo viên chịu thiệt thòi, còn những người liên quan vẫn đang đùn đẩy trách nhiệm.

“Lập lờ” hàng trăm tỉ đồng ngân sách hỗ trợ hoạt động giáo dục tại Thái Nguyên

Ngô Phong - Đặng Chung - Hữu Long |

Để chăm lo đời sống giáo viên, giải bài toán quá tải ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, riêng năm 2018, UBND tỉnh Thái Nguyên đã thông qua nghị quyết, phê duyệt kinh phí hỗ trợ hoạt động giảng dạy lên tới hàng trăm tỉ đồng. Có điều, tiền đã được chi, nhưng có đến được tay giáo viên hay không lại là một hành trình dài.

Ngân sách hỗ trợ giảng dạy tại Thái Nguyên: Sẽ trả đủ 149 tỉ đồng cho giáo viên mầm non

ĐẶNG CHUNG - HỮU LONG |

Ngày 30 và 31.5.2018, Báo Lao Động có loạt bài phản ánh về việc năm 2018, UBND tỉnh có phê duyệt kinh phí hơn 149 tỉ đồng để hỗ trợ hoạt động giảng dạy, nhân viên nấu ăn trong các trường mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh.