Lớp học siêu vẹo dựng bằng ván gỗ, quây bạt trên bản Kéo Hỏm

Hùng Dân |

Sơn La - Lớp học dựng bằng ván gỗ, quây bạt, vẹo vọ trên nền đất đã xuống cấp trầm trọng; hơn 60 học sinh vùng cao ở bản Kéo Hỏm đang khát khao có một lớp học mới khang trang, đủ đầy hơn…

Trong những ngày len lỏi giữa đại ngàn Tây Bắc, PV Báo Lao Động có mặt tại điểm trường Kéo Hỏm, thuộc bản Kéo Hỏm, xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Từ điểm trường chính của trường Tiểu học Chiềng Công, PV phải men theo con đường rừng trơn trượt, khúc khuỷu, một bên vách, một bên là vực thẳm, dài chừng 6 km mới tới được nơi mà điện thoại không thu nổi sóng này.

Con đường rừng trơn trượt mà các thầy cô phải vượt qua để đến điểm trường Kéo Hỏm giảng dạy.
Con đường rừng trơn trượt mà các thầy cô vùng cao phải vượt qua để đến điểm trường Kéo Hỏm giảng dạy. Ảnh: Hùng Dân.

Ghi nhận của PV Báo Lao Động, điểm trường Kéo Hỏm có lớp học 3 gian dựng tạm bằng ván gỗ thưa, lợp bờ rô xi măng cũ, không lát nền. Cả lớp chỉ có vẻn vẹn 6 chiếc bàn nhỏ là lành lặn, vốn là bộ dụng cụ được tài trợ từ trước và gần 20 học sinh chen chúc.

Cô Vàng Thị Ná (24 tuổi) - Giáo viên trường Tiểu học Chiềng Công, cắm bản tại điểm trường Kéo Hỏm cho biết - Học sinh ở đây 100% là người Mông nên tiếng việt nói chưa sõi, hoàn cảnh gia đình các em đều rất khó khăn.

“Những hôm mưa bão, các em phải nghỉ học vì lớp bị dột, ngập nước… đôi lúc thấy thương các em đến bật khóc vì điều kiện còn thiếu thốn quá…

Hiện học sinh Tiểu học ở Kéo Hỏm đang phải học tập tại gian nhà tạm dựng bằng ván gỗ, lợp bờ rô xi măng.
Hiện học sinh Tiểu học ở Kéo Hỏm đang phải học tập tại gian nhà tạm dựng bằng ván gỗ, lợp bờ rô xi măng, không lát nền...

Là giáo viên vùng cao, việc vận động phụ huynh cho trẻ đến trường đã vô cùng nan giải, vì bố mẹ các em ít khi quan tâm tới việc học con trẻ. Trong khi điều kiện vật chất không có, các em dễ sao nhãng chuyện học hành” - Cô Ná tâm sự.

Theo cô Ná, hiện Kéo Hỏm đã có hơn 60 học sinh mầm non và tiểu học, nhưng chỉ có 2 phòng học được xây kiên cố. Do số lượng học sinh đông, nên phải chia bớt các em tiểu học sang lớp học tạm, chất lượng giảng dạy cũng như việc học các em khó được đảm bảo.

Do đường xá cách trở, nên các thầy cô giáo tại Kéo Hỏm phải ngủ nghỉ lại bản cả tuần. Tuy nhiên, do không đủ điều kiện nên hết sức khó khăn vì không có nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp…mọi sinh hoạt rất bất tiện.

Lớp học tạm của học sinh tại điểm trường Kéo Hỏm.
Lớp học tạm của học sinh tại điểm trường Kéo Hỏm.

Bởi vậy, các thầy cô cũng như phụ huynh học sinh rất mong các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ xây thêm phòng học kiên cố cho các em yên tâm đếp lớp, xây nhà công vụ cho thầy cô vững tâm, gắn bó với nghề.

Chị Mùa Thị Sênh (26 tuổi, bản Kéo Hỏm) kể bập bẹ bằng tiếng Việt: "Nhà em có 2 đứa con, 1 cháu lớp mầm non, 1 cháu học lớp 4. gia đình cũng muốn cho con đi học thường xuyên để sau này bớt khổ. Rất mong Nhà nước quan tâm, xây thêm lớp cho các con được đi học đầy đủ."

Khu bếp đơn sơ, thiếu thốn của thầy cô giáo “cắm bản” tại điểm trường Kéo Hỏm.
Khu bếp đơn sơ, thiếu thốn của thầy cô giáo “cắm bản” tại điểm trường Kéo Hỏm.

Thầy Bùi Đình Quân - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chiềng Công chia sẻ, Kéo Hỏm là một trong những bản khó khăn, cách xa trung tâm xã nên đa phần các thầy cô đều ở lại cắm bản, hàng tuần thậm chí cả tháng mới về 1 lần.

"Hiểu và cảm thông trước hoàn cảnh cùng sự thiếu thốn của cán bộ giáo viên nên nhà trường luôn ghi nhận những cống hiến của thầy cô.

Nhà trường cũng mong muốn các cấp, các ngành xem xét, hỗ trợ xây thêm lớp học ở điểm trường Kéo Hỏm để nâng cao chất lượng giảng dạy, các thầy cô yên tâm công tác, bám lớp, bám trường” - Thầy Quân bộc bạch.

Bản Kéo Hỏm có trên 80 hộ dân, đa phần là hộ nghèo và cận nghèo. Kinh chủ yếu dựa vào làm nương rẫy, chăn thả gia súc, trồng táo mèo… nên đời sống cực kì khó khăn.

Hiện địa phương rất mong muốn được hỗ trợ kinh phí xây lại trường mầm non do đã xuống cấp trầm trọng, không thể sử dụng. Đồng thời, xây thêm lớp học kiên cố cho học sinh, nhà công vụ cho các thầy cô yên tâm công tác - ông Hàng A Lủ - Trưởng bản Kéo Hỏm thông tin.

Hùng Dân
TIN LIÊN QUAN

Lội suối, băng rừng cấp căn cước công dân ở vùng cao Sơn La

Trung Hiếu - Cao Thiên |

Sơn La - Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD), các chiến sĩ công an đã không quản ngại khó khăn, băng rừng, vượt suối hỗ trợ nhân dân tại bản làng vùng cao dù là xa xôi nhất.

Nghị lực của người thầy khuyết tật nơi vùng cao Sơn La

Hùng Dân |

Sơn La - Dù chỉ có một cánh tay lành lặn, thầy vẫn kiên cường bám trường, bám lớp gieo chữ cho học trò. Thắp sáng ước mơ và “truyền lửa” cho nhiều thế hệ con em vùng cao suốt 12 năm nay.

Nét độc đáo của bản "ma" ở vùng cao Hòa Bình

Trần Trọng |

Hòa Bình - Giữa một thung lũng lộng gió và mây, gần trăm ngôi nhà gỗ ở bản "ma" tạo nên một nét độc lạ, thơ mông tại nơi vùng cao xứ Mường.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.