Lý do khiến kế hoạch làm sách giáo khoa lớp 1 của Bộ GDĐT bị “phá sản"

Đặng Chung |

Qua 2 lần đấu thầu tuyển chọn tác giả viết sách giáo khoa bất thành, cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vẫn chưa hoàn thành việc tổ chức, biên soạn một bộ sách giáo khoa theo yêu cầu của Nghị quyết 88. Hiện Bộ GDĐT đã xin không tiếp tục thực hiện việc này vì nhiều lý do.

Trả nhuận bút thấp?

Lần đầu tiên, ngay sau khi ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới (26.12.2018), Bộ GDĐT đã tổ chức đấu thầu tuyển chọn tác giả. Tuy nhiên, Bộ đã không tuyển đủ tác giả.

Lý do là vào thời điểm này, Công ty CP Đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) đã ký hợp đồng với gần 230 tác giả viết sách giáo khoa, trong đó có 46/56 tác giả là thành viên ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GDĐT. Tương tự, NXB Giáo dục Việt Nam cũng đã ký hợp đồng với các tác giả có kinh nghiệm viết SGK.

Ngày 26.2.2020, Bộ GDĐT đã tiếp tục tổ chức đấu thầu (lần 2) để tuyển chọn tác giả SGK, quyết tâm thực hiện theo yêu cầu của Nghị quyết 88 – “cùng với việc xã hội hóa biên soạn SGK cần phải có một bộ SGK do Bộ GDĐT biên soạn”.

Theo tìm hiểu của Lao Động, thời điểm đó, Bộ GDĐT cũng dự định tổ chức mua bản mẫu SGK lớp 1 mới (trừ SGK môn Ngoại ngữ) của 1 trong 5 bộ SGK mới đã được Bộ GDĐT phê duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình thương thảo đã không đạt được đồng thuận.

Ngoài ra, do quy định về việc chi trả nhuận bút, nên không nhiều tác giả mặn mà với việc tham gia viết SGK cho Bộ.

Quy định về nhuận bút dành cho tác giả tham gia biên soạn bộ sách giáo khoa của Bộ GDĐT tổ chức nêu rõ: Các tác giả chỉ nhận nhuận bút một lần. Trong khi thực hiện hợp tác với các NXB khác, tác giả được nhận nhuận bút lâu dài, chỉ cần tái bản là sẽ được trích phần trăm.

Theo chia sẻ của một tác giả tham gia viết SGK, thông thường để viết được một cuốn SGK sẽ phải có từ 5-6 người cùng tham gia, thời gian để viết, chỉnh sửa, hoàn thiện cũng đến cả năm trời. Cơ chế trả nhuận bút của Bộ GDĐT là trả theo tiết, hiện nay là khoảng 450.000/tiết.

Chẳng hạn với môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học lớp 1 có khoảng 450 tiết. Nếu chia ra cho mỗi người thì số tiền không nhiều nhặn gì. Nếu cuốn sách đó được sử dụng 5 năm, 10 năm, tái bản nhiều lần, các tác giả cũng không được hưởng nhuận bút thêm.

“Dù rất tâm huyết, nhưng trước hết chúng tôi cũng phải đảm bảo thu nhập có thể sống được để tham gia viết SGK”- một tác giả cho biết.

Vì cơ chế, yếu tố chủ quan lẫn khách quan trên mà sau nhiều năm, Bộ GDÐT vẫn chưa thực hiện đúng yêu cầu của Nghị quyết 88

Không biên soạn được bộ sách riêng, 16 triệu USD đang ở đâu?

Việc cố gắng để thực hiện tổ chức biên soạn một bộ SGK vừa không đủ điều kiện khả thi, điều kiện đảm bảo chất lượng, vừa lãng phí khi thực tế SGK xã hội hóa đã đáp ứng được yêu cầu triển khai chương trình giáo dục mới. Đây là lý do trong phiên họp Thường vụ Quốc hội vào ngày 16.5, Bộ GDĐT đã xin không tiếp tục thực hiện việc này.

Vấn đề được dư luận quan tâm là kinh phí được dự tính thực hiện bộ SGK mới là 16 triệu USD - vay của Ngân hàng Thế giới – đang ở đâu và được sử dụng vào việc gì?

Trong báo cáo tóm tắt, việc thực hiện, triển khai Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GDĐT giải trình về khoản kinh phí này như sau: Kinh phí xây dựng chương trình giáo dục phổ thông: 6,414,900 USD. Tới ngày 31.12.2019, lũy kế giải ngân là: 5.741.272 USD (đạt 89,5%).

Theo thiết kế, khoản kinh phí 16.068.150 USD dùng để tổ chức biên soạn một bộ SGK (do Bộ GDĐT tổ chức thực hiện) và thẩm định các SGK; biên soạn SGK song ngữ tiếng Việt - tiếng một số dân tộc ít người một số môn học cấp tiểu học; biên soạn và thử nghiệm SGK điện tử. Hiện khoản kinh phí này vẫn trong tài khoản của Ngân hàng Thế giới.

Bộ GDĐT cho biết sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan đề xuất phương án sử dụng đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT đề xuất không làm bộ sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước

Vương Trần |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường hợp đã có ít nhất một bộ sách giáo khoa đảm bảo chất lượng được phê duyệt thì Bộ sẽ không trực tiếp tổ chức biên soạn một bộ sách sử dụng ngân sách nhà nước.

Cử tri hỏi vì sao Bộ GDĐT chậm biên soạn một bộ sách giáo khoa?

Vương Trần |

Bà Nguyễn Thanh Hải – Trưởng Ban Dân nguyện nêu ý kiến cử tri về việc hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa hoàn thành được việc biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK).

Công bố kết quả chọn sách giáo khoa mới lớp 1

Đặng Chung |

Theo Bộ GDĐT, các trường phải công bố kết quả chọn sách giáo khoa lớp 1 mới trước ngày 20.5.2020. Đến thời điểm này, nhiều địa phương đã hoàn thành công tác lựa chọn và công bố tên bộ sách giáo khoa được chọn.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.