Những cô giáo dành tình yêu thương vô bờ bến cho trẻ Cơ Tu ở miền núi Đà Nẵng

Nguyễn Linh |

Những ngày này, các cô giáo tại điểm Trường mầm non thôn Giàn Bí, Trường mầm non Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đang gấp rút chuẩn bị trang trí lớp học để đón các em học sinh là người dân tộc Cơ Tu trong năm học mới 2023-2024.

Vượt 16km đường đèo đến trường

Trên địa bàn TP Đà Nẵng, cộng đồng người Cơ Tu sinh sống chủ yếu tại thôn Tà Lang và Giàn Bí (xã Hòa Bắc) và thôn Phú Túc (xã Hòa Phú). Trong đó, hai thôn Tà Lang và Giàn Bí có hơn 250 hộ dân tộc Cơ Tu sinh sống.

Tại điểm Trường mầm non thôn Giàn Bí, chủ yếu là trẻ em người dân tộc Cơ Tu theo học, vì vậy khi giảng dạy, giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các giáo viên vùng đồng bằng.

Cô Phạm Thị Hạnh đã công tác tại điểm Trường mầm non thôn Giàn Bí hơn 12 năm nay. Đó cũng là từng ấy thời gian, cô vượt hơn 16km với 40 phút đường đèo từ xã Hòa Liên để đến điểm trường. Trong đó, phải đi qua đèo La Ngà, một con đèo thường xuyên bị sạt lở.

“Những năm nay, đường đến trường đã được bê tông hóa, không còn lầy lội nữa, nhưng sợ nhất vẫn là mùa mưa, những hôm bão bùng, sạt lở, mình không biết có thể về được nhà hay không. Có hôm phải dắt xe qua điểm ngập, mình bị trôi mất một chiếc dép”, cô Phạm Thị Hạnh kể.

Dù vậy, nhưng các cô giáo vẫn dành tình yêu thương vô bờ bến đối với các bạn học sinh người dân tộc Cơ Tu nơi đây.

Cô Trần Thị Hiếu cho biết, khó khăn lớn nhất của các cô giáo nơi đây vẫn là việc giảng dạy tiếng Việt cho các em nhỏ người Cơ Tu. So với trẻ người Kinh thì trẻ người Cơ Tu có khả năng tiếp thu chậm hơn. Có trẻ, các cô phải dạy hết một tuần mới nhận biết được. Đồng thời cũng có những đồ vật mà các cô không biết phải diễn tả như thế nào để các em nhỏ hiểu được nên đành phải nhờ cô giáo người dân Cơ Tu dạy cho các em.

Những em bé người Cơ Tu trong ngày khai giảng cùng cô giáo. Ảnh: Nguyễn Linh
Những em bé người Cơ Tu trong ngày khai giảng cùng cô giáo. Ảnh: Nguyễn Linh

Vừa dạy tiếng Việt vừa bảo tồn tiếng Cơ Tu

Vì tiếng Cơ Tu của người Cơ Tu tại Đà Nẵng không có chữ viết nên những năm gần đây dần mai một, có một số em nhỏ người dân tộc Cơ Tu không thể nói được tiếng dân tộc của mình.

Một trong những điều quan trọng làm nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc đó chính là tiếng nói. Tuy nhiên, việc các em nhỏ quên đi tiếng nói của dân tộc mình cũng là dấu hiệu cảnh báo sự mai một của văn hóa dân tộc Cơ Tu.

“Mình rất lấy làm tiếc khi ngày càng có nhiều trẻ em không nói được tiếng Cơ Tu. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, mình luôn lồng ghép vừa dạy tiếng Việt, vừa dạy tiếng Cơ Tu để góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc”, cô Phạm Thị Bi, giáo viên người dân tộc Cơ Tu tại điểm Trường mầm non thôn Giàn Bí bộc bạch.

Theo Trường mầm non Hòa Bắc, từ năm 2022 đến nay, số trẻ em Cơ Tu biết nói tiếng mẹ đẻ đã tăng nhiều.

Lần đầu tiên các em học sinh người Cơ Tu được khai giảng ở ngôi trường mới. Ảnh: Nguyễn Linh
Lần đầu tiên, các học sinh người Cơ Tu được khai giảng ở ngôi trường mới. Ảnh: Nguyễn Linh

Hiện, ở hai thôn Tà Lang – Giàn Bí, một số trẻ em người Cơ Tu đã quên tiếng mẹ đẻ nên giáo viên phải “nhờ” phụ huynh thường xuyên nói tiếng Cơ Tu với trẻ khi ở nhà, nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc Cơ Tu.

“Trong quá trình giảng dạy tại điểm Trường mầm non thôn Tà Lang - Giàn Bí, luôn có các cô giáo người Cơ Tu để hỗ trợ các cô giáo người Kinh. Trường hợp có những từ không thể phiên âm tiếng Việt ra tiếng Cơ Tu và tiếng Cơ Tu ra tiếng Việt thì phải nhờ cô giáo người Cơ Tu hỗ trợ để vừa tăng cường Tiếng Việt, vừa bảo tồn tiếng Cơ Tu cho các em”, cô Trần Thị Bích Thu - Phó Hiệu trường Trường mầm non Hòa Bắc cho biết.

Nguyễn Linh
TIN LIÊN QUAN

Sẽ không có bài phát biểu của lãnh đạo Đà Nẵng trong lễ khai giảng

Nguyễn Linh |

Ngày 4.9, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng vừa có công văn gửi đến phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, các trường THPT và trực thuộc, trung tâm GDTX hướng dẫn việc tổ chức lễ khai giảng 2023-2024.

Phụ huynh ở miền núi Đà Nẵng không chịu chuyển trường mới cho con vì lo lũ dữ

Nguyễn Linh |

Bắt đầu từ năm học 2023 - 2024, các học sinh ở thôn Nam Yên, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) sẽ được chuyển đến điểm trường mới ở trung tâm xã Hòa Bắc. Tuy nhiên, đa số các phụ huynh đều lo lắng vì mùa mưa sắp đến, rất nguy hiểm nếu đi học ở trường mới.

Đại học Duy Tân Đà Nẵng công bố điểm chuẩn năm 2023

THÙY TRANG |

Sáng 23.8, Đại học Duy Tân Đà Nẵng đã công bố điểm chuẩn của 51 ngành học năm 2023.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.