Những lời khen “độc hại”, cha mẹ và thầy cô không nên dùng với trẻ

Hạnh Liên |

Với tư cách là nhà tâm lý học trẻ em, Carol Dweck - Giáo sư tại Đại học StandFord chỉ ra một số cách khen ngợi gây hại nhiều hơn là có lợi cho sự độc lập, tự tin, động lực học tập của trẻ mà cha mẹ và thầy cô không nên dùng.

Hầu hết các bậc cha mẹ nghĩ rằng bất kì cách khen ngợi nào cũng như một lời khích lệ trẻ ngay lập tức. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng đối với trẻ em.

Trên thực tế, một số nghiên cứu đã phát hiện rằng khi giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá học sinh, họ truyền tải những thông điệp tác động đến nhận thức ​​của học sinh về bản thân và kết quả học tập.

Lời khen tác động như thế nào đến suy nghĩ của trẻ?

Carol Dweck đã nghiên cứu tác động của lời khen ngợi đối với trẻ em trong nhiều thập kỷ.

Trong nghiên cứu của mình, bà đã xác định hai tư duy cốt lõi - hay niềm tin về những đặc điểm riêng của một người. Những tư duy này định hình cách một người tiếp cận khó khăn, thách thức.

Tư duy cố định: Niềm tin rằng khả năng của một người không thể thay đổi và được xác định trước khi sinh ra.

Tư duy phát triển: Niềm tin rằng các kỹ năng và phẩm chất của một người có thể được trau dồi thông qua sự nỗ lực và kiên trì.

Carol Dweck nhận thấy rằng những người có tư duy cố định có xu hướng phớt lờ sự đánh giá, dễ dàng từ bỏ và đo lường thành công bằng cách so sánh mình với người khác. Ngược lại, những người có tư duy phát triển có khả năng chấp nhận thách thức và tự so sánh với bản thân.

Tập trung nhiều hơn vào việc khen ngợi quá trình chứ không phải kết quả

Cách khen ngợi quá trình (“Cách bạn chọn màu sắc rất chu đáo!”), chứ không phải kết quả (“Màu sắc trong bức vẽ của bạn thật đẹp! Bạn có một con mắt tốt.”), là điều hữu ích giúp trẻ em phát triển một tư duy tăng trưởng, theo Dweck.

Khi cha mẹ khen ngợi kết quả, điều đó ngăn cản trẻ phát triển tính kiên trì, sự tự tin và mong muốn học hỏi những điều mới.

Mục đích là để hỗ trợ các kế hoạch học tập của con bạn và cho chúng thấy những kế hoạch đó có thể dẫn đến thành công như thế nào.

Hãy tưởng tượng hai đứa trẻ trong một đội đua. Đứa đầu tiên là một người đam mê chạy, trong khi đứa thứ hai kém thể thao hơn. Cậu bé đam mê chạy nỗ lực ít hơn khi luyện tập nhưng vẫn giành được chiến thắng trong hầu hết các cuộc đua. Cậu bé thứ hai tự khích lệ mình phải nỗ lực nhiều hơn, nhưng chán nản vì thua cuộc.

Để khen ngợi quá trình này, phụ huynh của cậu bé thắng cuộc nên thừa nhận kỹ năng của cậu ấy mà không tán dương hoặc khen ngợi quá mức. Điều này sẽ giúp cậu ấy cảm thấy được hỗ trợ mà không cho thấy rằng khả năng bẩm sinh là yếu tố chính quyết định sự thành công.

Cha mẹ của đứa trẻ kém thể thao nên khen ngợi nó vì sự chăm chỉ và kiên trì. Điều này giúp cậu bé duy trì lòng tự trọng của mình và luôn có động lực để thành công.

Dạy rằng thất bại tạo ra cơ hội

Để hỗ trợ thêm cho sự phát triển tư duy của con bạn, đừng chỉ chú tâm vào điểm mạnh của chúng mà còn phải hướng đến những khuyết điểm.

Khuyến khích chúng nhận ra, chấp nhận và khắc phục điểm yếu của chúng. Nhắc chúng rằng chúng có các công cụ và sự hỗ trợ để phát triển theo cách chúng muốn.

Giả sử con bạn đã trượt bài kiểm tra toán hai lần liên tiếp, thay vì trả lời "Điều này thật đáng thất vọng…" hoặc "Con học chưa đủ chăm chỉ.", hãy phản ứng với thất bại như thể đó là thứ có thể trau dồi khả năng học tập của chúng.

Nói chuyện thông qua các câu hỏi như: "Điều này dạy chúng ta điều gì?","Chúng ta nên làm gì tiếp theo?","Có lẽ chúng ta có thể nói chuyện với giáo viên để giúp con học tốt hơn?" Bằng cách này, con bạn có thể hiểu rằng khả năng và kỹ năng không bị giới hạn, chúng có thể được trau dồi, và làm như vậy có thể là một trải nghiệm hiệu quả và tuyệt vời.

Những đứa trẻ coi trọng việc học hỏi và nỗ lực sẽ biết cách thực hiện và duy trì cam kết với mục tiêu của chúng. Chúng không ngại làm việc chăm chỉ và chúng biết rằng những mục tiêu đi liền với những thất bại. Đây là những bài học có ích cho chúng trong cuộc sống.

Hạnh Liên
TIN LIÊN QUAN

“Tết là áo mới với trẻ con, là hoài niệm với người già”

NSƯT Thanh Quý |

Ở tuổi này, Tết trong tôi là những ký ức, hoài niệm nối dài về những ngày xưa, khi tôi còn ở thời thơ ấu, được hưởng hương vị Tết thực sự đặc biệt.

Trẻ con muốn đi học nhưng phụ huynh còn nhiều băn khoăn

Huyên Nguyễn |

TPHCM - “Thương các con lắm, mới lớp 1 mà đã học trực tuyến mấy tháng nay. Bé nhà tôi cứ luôn miệng “Ở nhà buồn lắm mẹ ơi. Con muốn đi học, không muốn ở nhà một phút giây nào nữa luôn”, khiến cha mẹ nghe xong thấy nhói lòng", chị Nguyễn Hoàng Vi – phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Cao Bá Quát (quận Phú Nhuận, TPHCM) chia sẻ.

Bất ngờ với lý do khiến trẻ con trở nên nghịch ngợm khi ở bên cạnh mẹ

Hồng Anh (Theo Bright Side) |

Là người chăm sóc và gần gũi với trẻ, các bà mẹ luôn phải chịu đựng những hành vi không tốt của con trẻ như than vãn, la hét, từ chối ăn và còn cả những cơn thịnh nộ không lý do.

Nhà văn Hàn Quốc Han Kang giành giải Nobel Văn chương 2024

Thanh Hà |

Giải Nobel Văn chương năm 2024 đã được trao cho Han Kang - một tác giả người Hàn Quốc.

Bất ngờ kết quả kiểm định đồng hồ vụ hóa đơn nước quá cao

TRUNG DU |

Thái Bình - Công ty CP Nước sạch Thái Bình xử lý, giải quyết vụ chủ quán cafe khiếu nại vì hóa đơn nước tăng cao đột biến, bất thường ra sao?

Cập nhật giá vàng chốt phiên 10.10: Vàng nhẫn tiếp đà giảm

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 10.10: Giá vàng đồng loạt sụt giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới.

Nghĩ đau bụng nhẹ, cô gái suýt tử vong vì dị dạng mạch máu

ÁNH LY |

TPHCM - Bệnh nhân nữ 21 tuổi vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh vì bị dị dạng mạch máu ở ruột non gây xuất huyết nặng, đe dọa tử vong.

“Thót tim” cảnh cầu treo rung lắc dữ dội khi có xe đi qua

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Tuổi đời hơn 20 năm, cầu treo Bình Thành (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nghiêm trọng, rung lắc dữ dội mỗi lần có xe đi qua.

“Tết là áo mới với trẻ con, là hoài niệm với người già”

NSƯT Thanh Quý |

Ở tuổi này, Tết trong tôi là những ký ức, hoài niệm nối dài về những ngày xưa, khi tôi còn ở thời thơ ấu, được hưởng hương vị Tết thực sự đặc biệt.

Trẻ con muốn đi học nhưng phụ huynh còn nhiều băn khoăn

Huyên Nguyễn |

TPHCM - “Thương các con lắm, mới lớp 1 mà đã học trực tuyến mấy tháng nay. Bé nhà tôi cứ luôn miệng “Ở nhà buồn lắm mẹ ơi. Con muốn đi học, không muốn ở nhà một phút giây nào nữa luôn”, khiến cha mẹ nghe xong thấy nhói lòng", chị Nguyễn Hoàng Vi – phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Cao Bá Quát (quận Phú Nhuận, TPHCM) chia sẻ.

Bất ngờ với lý do khiến trẻ con trở nên nghịch ngợm khi ở bên cạnh mẹ

Hồng Anh (Theo Bright Side) |

Là người chăm sóc và gần gũi với trẻ, các bà mẹ luôn phải chịu đựng những hành vi không tốt của con trẻ như than vãn, la hét, từ chối ăn và còn cả những cơn thịnh nộ không lý do.