PGS.TS Trần Thị Thu Hà: Người dành trọn tâm huyết cống hiến cho khoa học

Tường Vân |

Trong nhiều năm qua, PGS.TS Trần Thị Thu Hà -  Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên đã đưa nhiều ý tưởng trong nghiên cứu trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế phục vụ cho cộng đồng, dành trọn tâm huyết cống hiến cho khoa học.

“Say” với nghề, cống hiến vì đam mê

Ít ai nghĩ rằng lĩnh vực nghiên cứu về lâm nghiệp sẽ dành cho phụ nữ cống hiến và có được thành công, nhưng PGS.TS Trần Thị Thu Hà đã làm được. Với cô, đất chọn người hay nghề chọn người có lẽ đều đúng.

Trong suốt thời gian công tác, PGS.TS Trần Thị Thu Hà đã ghi dấu ấn đậm nét đối với ngành lâm nghiệp, trồng rừng ở Việt Nam. Ảnh: NVCC.
Trong suốt thời gian công tác, PGS.TS Trần Thị Thu Hà đã ghi dấu ấn đậm nét đối với ngành lâm nghiệp, trồng rừng ở Việt Nam. Ảnh: NVCC.

Sinh ra và lớn lên ở huyện miền núi Con Cuông, tỉnh Nghệ An, PGS Thu Hà luôn mơ ước được học hành để có được một công việc thoát nghèo và được cống hiến thực sự cho xã hội. Ước mơ đó đã đưa cô đến với lĩnh vực lâm nghiệp - con đường gập ghềnh khúc khuỷu, mà ít ai lựa chọn, đặc biệt đối với nữ giới.

“Tôi đến với rừng như duyên nghiệp mà đã là duyên thì nhiều lúc không chọn cũng vẫn đến. Nếu được chọn lại tôi vẫn chọn công việc này bởi nó thực sự cần thiết cho màu xanh của đất nước. Và phát triển lâm nghiệp đang trở thành chủ đề nóng khi hệ sinh thái tự nhiên dần mất đi; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến con người phải đối mặt hàng ngày" - PGS.TS Thu Hà chia sẻ.

PGS.TS Thu Hà (bên trái) đã đạt những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và đóng góp cho cộng đồng. Ảnh: NVCC.
PGS.TS Thu Hà đã đạt những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và đóng góp cho cộng đồng. Ảnh: NVCC.

Với cô, vượt qua những trở ngại ban đầu và tiếp cận với khoa học hiện đại trên thế giới để có được những kiến thức và đạo đức nghề nghiệp để trở về đóng góp cho các cộng đồng miền núi, dân tộc thiểu số, vùng xa hải đảo và biên cương là trọng trách và cũng là niềm tự hào.

Sau gần 30 năm bám trụ với vùng núi rừng để nghiên cứu, PGS.TS Thu Hà và cộng sự đã chọn và nhân giống thành công hơn 40 loại dược liệu quý của Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng ở quy mô công nghiệp, trong đó có 18 loài đã được bảo hộ giống và đưa vào sản xuất thương mại theo chuỗi giá trị.

Cô đã và đang giúp các địa phương tiếp tục di thực những loài sâm quý hiếm như Sâm Ngọc linh, Sâm Lai Châu, Tam thất hoang,… đến những vùng có điều kiện sinh thái tương tự, nhằm giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển trồng dược liệu quý dưới tán rừng để đạt mục tiêu kép vừa giải quyết vấn đề sinh kế, làm giàu và vừa bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.

PGS.TS Thu Hà là người đầu tiên đặt nền móng xây dựng Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp bắt đầu từ năm 2008 với mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hệ thống công lập đầu tiên ở đại học vùng đúng nghĩa không sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước với gần 100 cán bộ nghiên cứu khoa học. Đưa Viện trở thành một trong những Viện hàng đầu về nghiên cứu giống lâm nghiệp và dược liệu của cả nước với những giải thưởng danh dự như Bông lúa vàng Việt Nam.

Đến nay Viện đã bảo tồn được hơn 400 loại dược liệu quý của Việt Nam và là cái nôi đào tạo nghề cho hàng nghìn kỹ sư, cử nhân, cao đẳng là con em đồng bào dân tộc thiểu số và tạo hàng ngàn việc làm cho sinh viên và học viên trong suốt hơn 10 năm qua. Hàng năm cung cấp từ 10-15 triệu cây giống chất lượng cao để phủ xanh đồi núi và làm giàu cho rừng.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, PGS.TS Thu Hà  lại một lần nữa kiên cường tiếp tục dẫn dắt Viện và 3 doanh nghiệp khoa học của các tỉnh Thái Nguyên và Hà Giang, 8 HTX trồng và chế biến dược liệu của các tỉnh vươn lên và tạo ra nhiều sản phẩm về chăm sóc sức khỏe chất lượng cung cấp cho nhu cầu chống dịch, cũng như từ thiện cho cộng đồng trong suốt 2 năm qua.

Dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người”

Thực tế hiện nay, ngành đào tạo lâm nghiệp đang trở nên thiếu hấp dẫn và rất ít người học.

Say với nghề, trăn trở với số phận của ngành nghề, PGS.TS Thu Hà lại một lần nữa nhận nhiệm vụ kép “Trưởng khoa Lâm nghiệp” kiêm Viện trưởng để dành toàn bộ tâm huyết truyền cảm hứng ngành nghề và đào tạo đội ngũ cán bộ lâm nghiệp kế cận cho các tỉnh vùng núi với mô hình “Đào tạo gắn liền với thực tiễn nghiên cứu khoa học”.

PGS.TS Trần Thị Thu Hà hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.Ảnh: NVCC.
PGS.TS Trần Thị Thu Hà hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.Ảnh: NVCC.

Và giờ đây, PGS Thu Hà với những tâm huyết dành cho nghề, lại dành tâm sức cho nhiệm vụ tuyển sinh, truyền nhiệt huyết cho con em đồng bào dân miền núi và dân tộc thiểu số chọn ngành lâm nghiệp.

"Tôi luôn tâm niệm, sau 4 năm đào tạo ở trường đại học, các bạn quay trở về nhìn thấy đất, cây, rừng có nghĩa là tiền” và các bạn yên tâm bám trụ xây dựng kinh tế xanh của địa phương chứ không còn lần lượt phải xa quê vì nhu cầu mưu sinh trong các nhà máy như hiện nay" - PGS.TS Thu Hà giãi bày.

PGS.TS Trần Thị Thu Hà đã đạt những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và đóng góp cho cộng đồng được ghi nhận như:

- Giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 cho thành tựu nghiên cứu xuất sắc của cá nhân nhà khoa học nữ.

- Được tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ ba, năm 2020.

- Giải thưởng bình chọn 100 nhà khoa học xuất sắc của Châu Á năm 2021 (honoree on the Asian Scientist 100 list 2021 edition). Tạp chí Khoa học Châu Á ( the Asian Scientist Journal).

- Nhiều bằng khen của các bộ ngành và Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức quốc tế. PGS.TS Trần Thị Thu Hà cũng vừa được vinh danh trong chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2021 do Tổng LĐLĐVN và Báo Lao Động tổ chức.

 
Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Cần đầu tư thích đáng cho sáng chế, nghiên cứu khoa học đỉnh cao

QUANG ĐẠI |

Mỗi năm cả nước có hàng chục nghìn sáng kiến, kinh nghiệm, các dự án thi khoa học kĩ thuật, sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng các cấp... nhưng thiếu vắng các sáng chế hữu ích và có khả năng sản xuất ra thị trường.

Nhiều nhà khoa học Việt Nam vào top 10.000 thế giới

Huyên Nguyễn |

Có 28 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2021.

Nữ tiến sĩ trẻ đam mê nghiên cứu khoa học và ước mơ gieo mầm thế hệ trẻ

Vân Trang |

Sau nhiều năm công tác tại Viện Quy hoạch Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tiến sĩ Trương Vân Anh đã chuyển hướng sang nghề giáo và được bổ nhiệm vị trí Phụ trách Khoa Khí tượng Thủy văn - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường. Vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu khoa học, cô luôn hy vọng truyền cảm hứng, động lực để lớp trẻ hiểu và say mê theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học.

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành ở Quận 8 (TPHCM).

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Cần đầu tư thích đáng cho sáng chế, nghiên cứu khoa học đỉnh cao

QUANG ĐẠI |

Mỗi năm cả nước có hàng chục nghìn sáng kiến, kinh nghiệm, các dự án thi khoa học kĩ thuật, sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng các cấp... nhưng thiếu vắng các sáng chế hữu ích và có khả năng sản xuất ra thị trường.

Nhiều nhà khoa học Việt Nam vào top 10.000 thế giới

Huyên Nguyễn |

Có 28 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2021.

Nữ tiến sĩ trẻ đam mê nghiên cứu khoa học và ước mơ gieo mầm thế hệ trẻ

Vân Trang |

Sau nhiều năm công tác tại Viện Quy hoạch Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tiến sĩ Trương Vân Anh đã chuyển hướng sang nghề giáo và được bổ nhiệm vị trí Phụ trách Khoa Khí tượng Thủy văn - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường. Vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu khoa học, cô luôn hy vọng truyền cảm hứng, động lực để lớp trẻ hiểu và say mê theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học.