Phân biệt môn chính - môn phụ là quan niệm cố hữu của học sinh, phụ huynh

Trang Hà |

Không biết tự bao giờ, quan niệm môn chính – môn phụ đã "ăn sâu" vào tâm thức của nhiều người, dẫn đến hiện tượng học lệch, học tủ. Thậm chí, tư tưởng "nhất bên trọng, nhất bên khinh" này đã tác động không nhỏ đến cách dạy và học trong nhà trường.

“Trong tất cả các môn, em thích nhất là môn gì?”

Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng tất cả học sinh được hỏi đều lưỡng lự năm bảy giây mới có thể trả lời. Điều đáng nói hơn là khi hỏi đến câu thứ hai "Tại sao em thích học môn đó?" thì rất hiếm học sinh có thể đáp lại ngay.

Phạm Gia Huy (học sinh lớp 2, trường Tiểu học Tân Phong, Thái Bình) suy nghĩ về câu hỏi một hồi lâu rồi đáp, em thích học môn Thể dục vì được ra ngoài đá bóng và vui chơi cùng bạn bè.

Em cũng thích học môn Mỹ thuật vì được ngắm nhìn cây cối để vẽ, được cắt ghép hình ảnh theo ý nghĩ của riêng mình.

Khác với bạn nhỏ 7 tuổi, Thiều Thị Thùy (học sinh lớp 8, trường THCS Thị trấn Văn Điển, Hà Nội) cho biết, em thích học môn Toán vì đó là môn chính, phục vụ cho tất cả kỳ thi quan trọng.

Em mặc định đó là môn mình thích vì thời khóa biểu của em ngày nào cũng có môn Toán và là môn học quyết định thành tích học tập của mình.

Là một học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng, Lê Thị Trà My (học sinh lớp 12, trường THPT Đông Sơn 2, Thanh Hóa) nghe xong câu hỏi thì đáp: "Em thích tất cả các môn, trừ các môn phụ".

Em cho biết, những môn phụ đó là Thể dục, Giáo dục quốc phòng, Công nghệ. Bởi em không có thể lực tốt, hơn nữa các môn này cũng không phục vụ cho kỳ thi đại học.

Như vậy, ở mỗi cấp học, học sinh đã có tư duy khác nhau về môn học mình yêu thích, ở đó đã xuất hiện quan niệm môn chính - môn phụ trong học đường.

Nhiều học sinh có tư tưởng “môn chính là môn học để thi“. Ảnh: Thiều Trang
Nhiều học sinh có tư tưởng “môn chính là môn học để thi“. Ảnh: Thiều Trang

Có sự phân biệt môn chính, môn phụ?

Từ trước tới nay, không có quy ước nào thể hiện môn này là chính, môn kia là phụ. Tuy nhiên, trên thực tế, một số môn học đã bị học sinh coi là môn phụ, vì những môn đó không phục vụ thi tốt nghiệp, thi vào cao đẳng, đại học.

Chia sẻ về điều này, Nguyễn Khánh Linh (học sinh lớp 10, trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội) cho biết, trên thực tế việc phân chia môn chính, môn phụ là có xảy ra.

Với học sinh, cách phân chia đó phụ thuộc vào sở thích, điều kiện, trình độ văn hóa, ước mơ trong tương lai của các em và đôi khi là phụ thuộc vào mong muốn của phụ huynh.

"Về cơ bản, có 3 cách chia môn chính phổ biến nhất là Toán - Văn - Anh, Toán - Một môn tự nhiên - Anh và Toán - Lý - Hóa. Đặc biệt cách chia này thường xuất hiện nhiều ở bậc THCS và THPT, vì bậc Tiểu học chưa thật sự nhận thức rõ điều này.

Từ cách phân chia môn chính, môn phụ cũng gây ra tình trạng nhiều bạn học lệch, coi thường và đối phó, thậm chí là bỏ qua một số môn học" - Khánh Linh chia sẻ.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, cô Lý Thị Ninh (giáo viên môn Giáo dục công dân, trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa) cho rằng, phân biệt môn chính, môn phụ là quan niệm cố hữu của phụ huynh và học sinh.

Dù chương trình giáo dục phổ thông mới đã tác động tích cực đến tư duy của học sinh nhưng những môn được xem là môn phụ vẫn chưa được đặt phù hợp với vị trí, chức năng và vai trò của nó.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Vì sao có quan niệm phân biệt môn chính - môn phụ?

Bích Hà - Thiều Trang |

Việc vẫn còn tư duy phân biệt môn chính – môn phụ đã tác động không nhỏ đến cách dạy và học của giáo viên và học sinh.

Ôn thi Lịch sử lớp 10: Đừng khiến việc học phản tác dụng

Thiều Trang |

Trước tình trạng phụ huynh, học sinh "chạy đôn, chạy đáo" tìm lớp ôn thi cấp tốc môn Lịch sử vào lớp 10, nhiều giáo viên cho rằng trong giai đoạn này, "người trong cuộc" nên giữ tâm lý bình tĩnh để đưa ra phương án học tốt nhất.

Học sinh được hỗ trợ học tập miễn phí nhờ duy trì việc dạy học trực tuyến

Thiều Trang - Bích Hà |

Trải qua "mùa COVID thứ nhất" rồi "mùa COVID thứ hai", đến nay thầy và trò Trường THPT Yên Dũng 3 (Bắc Giang) đã hoàn toàn tự tin để dạy học trực tuyến hiệu quả, ngay cả trong điều kiện bình thường. Động lực khiến thầy cô quyết tâm thực hiện điều này là vì: Nếu duy trì việc dạy học trực tuyến, người được hưởng lợi sẽ là học sinh.

Tuyển Indonesia thua trận đầu tiên tại vòng loại 3 World Cup 2026

NHÓM PV |

Tối 15.10, đội tuyển Indonesia nhận thất bại 1-2 trên sân tuyển Trung Quốc tại vòng loại thứ 3 World Cup 2026.

Ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vương Trần |

Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cơ sở dữ liệu quý, phục vụ nghiên cứu, học tập và vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nổ nồi hấp tinh dầu, 1 bé gái bị thương, 5 căn nhà ảnh hưởng

LÝ LINH |

TPHCM - Ngày 15.10, Công an huyện Bình Chánh đang điều tra vụ nổ nồi hấp tại một cơ sở sản xuất tinh dầu trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A khiến một bé gái bị thương.

Nguyên chủ tịch xã ở Thái Bình bị tố lạm quyền để trục lợi

TRUNG DU |

Thái Bình - Nguyên Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ bị tố lợi dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi, trục lợi cho bản thân, gia đình.

Tin 20h: Giá vàng nhẫn tăng cao, người dân đổ xô săn lùng

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 15.10: Giá vàng nhẫn tăng cao, tìm khắp nơi không mua được 1 chỉ; Lý giải "cơn sốt" đất nền qua các phiên đấu giá xuyên đêm...

Vì sao có quan niệm phân biệt môn chính - môn phụ?

Bích Hà - Thiều Trang |

Việc vẫn còn tư duy phân biệt môn chính – môn phụ đã tác động không nhỏ đến cách dạy và học của giáo viên và học sinh.

Ôn thi Lịch sử lớp 10: Đừng khiến việc học phản tác dụng

Thiều Trang |

Trước tình trạng phụ huynh, học sinh "chạy đôn, chạy đáo" tìm lớp ôn thi cấp tốc môn Lịch sử vào lớp 10, nhiều giáo viên cho rằng trong giai đoạn này, "người trong cuộc" nên giữ tâm lý bình tĩnh để đưa ra phương án học tốt nhất.

Học sinh được hỗ trợ học tập miễn phí nhờ duy trì việc dạy học trực tuyến

Thiều Trang - Bích Hà |

Trải qua "mùa COVID thứ nhất" rồi "mùa COVID thứ hai", đến nay thầy và trò Trường THPT Yên Dũng 3 (Bắc Giang) đã hoàn toàn tự tin để dạy học trực tuyến hiệu quả, ngay cả trong điều kiện bình thường. Động lực khiến thầy cô quyết tâm thực hiện điều này là vì: Nếu duy trì việc dạy học trực tuyến, người được hưởng lợi sẽ là học sinh.