Sinh viên sư phạm mới ra trường chia sẻ lý do không thiết tha vào trường công

MỸ LY |

Dù nhiều trường học khát giáo viên, song sinh viên sư phạm hoặc chuyên ngành liên quan sau khi tốt nghiệp lại không mấy thiết tha xin vào trường công lập mà lại lựa chọn nộp hồ sơ vào các trung tâm tư nhân để dạy học.

Ngần ngại xin vào trường công lập

Tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, Võ Thảo Duy (SN 1996, TP Cần Thơ), đã từng nộp hồ sơ vào các trường công lập ở quê để tìm kiếm cơ hội đứng trên bục giảng. Tuy nhiên, khi được đề cập tới mức lương, Duy lại chùn bước và quyết định chọn một hướng đi khác cho mình.

“Tôi đã nộp hồ sơ vào các trường học với mong muốn sẽ trở thành một giáo viên. Dù có cơ hội được nhận sau phỏng vấn, nhưng khi được nghe về mức lương tôi có phần e ngại. Bởi tôi muốn tìm một công việc với mức lương ổn định để trang trải cuộc sống cũng như đỡ đần cho cha mẹ. Vì thế, tôi đã từ bỏ cơ hội được làm việc đúng chuyên ngành để theo đuổi công việc khác có thu nhập hấp dẫn hơn”, Thảo Duy chia sẻ.

Là cử nhân xuất sắc chuyên ngành Văn học, Lâm Trung Nhân (SN 2001, Bạc Liêu) cũng mong muốn được vào trường công lập dạy. Tuy nhiên, Nhân lại e ngại vì chưa có nhiều kinh nghiệm.

“Tôi cũng muốn đi dạy nhưng chưa có kinh nghiệm, cộng thêm chuyên ngành Văn học nên các kỹ năng sư phạm chưa nắm rõ. Trong khi đó, hiện tại sinh viên ra trường sẽ rất khó xin được việc trong môi trường giáo dục nên tôi đã nộp hồ sơ vào các trung tâm dạy học tư nhân để tích lũy kinh nghiệm”, Trung Nhân tâm sự.

Theo Trung Nhân, đây là sự lựa chọn hợp lý cho bản thân vì các trung tâm này là một trong những môi trường tiệm cận với giáo dục. Ngoài ra, Trung Nhân cũng đăng ký học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để tích lũy kiến thức liên quan.

Khác với các trường hợp trên, Nguyễn Thị Diễm My (SN 2000, An Giang) lại không mặn mà xin vào dạy học ở các trường công lập. Bởi theo My, với tấm bằng Cử nhân Văn học loại xuất sắc, nếu muốn vào trường công lập dạy thì vẫn cần bỏ thêm thời gian học các chứng chỉ bổ sung, chưa kể tỉ lệ cạnh tranh cũng cao.

“Tôi không tốt nghiệp đúng chuyên ngành nên nếu muốn xin vào các trường công lập chắc sẽ khó cạnh tranh với sinh viên sư phạm. Với lại, mức lương giáo viên ở trường học e là không thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân nên vừa tốt nghiệp tôi đã nộp hồ sơ vào các trung tâm dạy học tư nhân”, Diễm My kể lại.

Dạy ở ngoài vẫn thu nhập ổn

Nộp hồ sơ vào một trung tâm dạy toán trí tuệ và kỹ năng sống trên địa bàn TP Cần Thơ, Diễm My nhanh chóng được nhận và hòa nhập vào công việc: “Trung tâm phỏng vấn rất dễ dàng, không yêu cầu tôi có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hay thâm niên dạy. Vì khi vào trung tâm tôi sẽ được đào tạo. Cho nên, với tấm bằng xuất sắc tôi đã qua vòng phỏng vấn và được nhận ngay”.

Theo đó, Diễm My được thỏa thuận mức lương cứng là 6 triệu đồng/tháng. Nếu dạy đủ và dư buổi sẽ được tính thêm tiền. Không chỉ dạy ở trung tâm, nhờ giờ giấc khá linh hoạt nên Diễm My còn kiếm thêm được đầu lương khác nhờ làm gia sư bên ngoài. Kết quả là Diễm My có thu nhập gần 8 triệu đồng/tháng nhờ dạy ở trung tâm và làm gia sư. Với thu nhập này, trừ các chi phí sinh hoạt, Diễm My vẫn có dư.

Cũng xin vào dạy ở một trung tâm dạy tư nhân tại Cần Thơ, Trung Nhân đã được nhận khá dễ dàng, không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tại đó, Trung Nhân cho biết bản thân được trả mức lương khá ổn, không quá áp lực công việc.

“Lúc đầu chỉ dự định vào làm tích lũy kinh nghiệm nhưng khi vào tôi thấy thu nhập ở đó khá ổn đối với sinh viên mới ra trường. Tôi chưa có kinh nghiệm nên ban đầu chưa đứng lớp mà sẽ được đào tạo. Thời gian làm việc cũng thoải mái và không cần làm thêm các giấy tờ sổ sách. Cho nên, tôi có thể nhận lớp gia sư thêm bên ngoài”, Nhân nói.

Hiện tại, Trung Nhân đang vừa học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm vừa dạy ở trung tâm và gia sư bên ngoài. Theo đó, thu nhập của Nhân vẫn dư dả để trang trải cuộc sống. Đồng thời, cũng tích lũy được thêm rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy.

MỸ LY
TIN LIÊN QUAN

Thiếu giáo viên trầm trọng nhưng sinh viên sư phạm vẫn thất nghiệp

Vân Trang |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập trên cả nước tiếp tục gia tăng.

Sinh viên sư phạm trăn trở đầu ra khi ra trường

Linh Chi - Minh Hà |

Một ngôi trường tốt để phát triển, được hỏi hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và một mức lương tương đối là những mong muốn của nhiều sinh viên sư phạm khi chỉ còn vài tháng nữa sẽ ra trường và trở thành những thầy cô giáo thực thụ.

Sinh viên sư phạm e ngại thiếu kỹ năng thực tế khi ra trường

Linh Chi - Minh Hà |

Mặc dù đã được đào tạo bài bản về cả những kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm tại trường đại học nhưng nhiều bạn sinh viên sư phạm vẫn có những băn khoăn, lo sợ thiếu những kỹ năng thực tế trước môi trường việc làm cạnh tranh như hiện tại.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.