Trường học ở Hà Nội chủ động phương án kiểm tra giữa học kỳ 1 online

Tường Vân |

Hiện tại, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội đã chủ động lập kế hoạch kiểm tra giữa học kỳ 1 theo hình thức trực tuyến.

Chủ động phương án kiểm tra 

Bước vào tuần học thứ 7 của năm học 2021 - 2022, đây là thời điểm các trường phổ thông công lập tại Hà Nội chuẩn bị ôn tập để kiểm tra giữa học kỳ 1.

Nếu ở năm học trước, việc tổ chức kiểm tra online phụ thuộc vào văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì đến năm nay, các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch theo đúng tiến độ, chương trình giảng dạy của đơn vị.

Về phương án kiểm tra giữa học kỳ 1, cô Trương Thị Thu Hiền - Hiệu trưởng Trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) - cho biết, theo kế hoạch, nhà trường sẽ tổ chức kiểm tra giữa học kỳ cho học sinh theo hình thức trực tuyến vào cuối tháng 10.

"Đối với môn Văn và môn Toán, các con sẽ làm bài kiểm tra tự luận và các môn còn lại theo hình thức trắc nghiệm. Cuối năm ngoái, quy trình kiểm tra online được chúng tôi thực hiện rất kỹ, từ thi thử để tập dượt ra đề, coi thi, chấm thi, thi thật... Mọi công tác đều được thực hiện bài bản, không gặp sự cố đáng tiếc nào. Vì vậy, năm nay mọi việc sẽ được áp dụng tương tự như vậy" - cô Hiền chia sẻ.

"Với học sinh tiểu học sẽ chỉ kiểm tra môn Toán, Tiếng Việt của lớp 4, lớp 5, không áp dụng kiểm tra giữa kỳ với lớp 1, lớp 2 và lớp 3.

Về cơ bản, quy trình kiểm tra, đánh giá sẽ được thực hiện như năm trước. Đồng thời, nhà trường tiến hành cho các con làm bài kiểm tra thử, dựa trên kết quả để điều chỉnh đề thi cho phù hợp với mức độ của các con. Dự kiến sang tuần thứ 2 của tháng 11 nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra cho các con" - cô Nguyễn Phương Hoa, Hiệu trưởng Trường TH Tây Sơn (Hai Bà Trưng, Hà Nội), nói.

Ngăn chặn gian lận trong thi cử

Nhiều giáo viên cho rằng, dù kiểm tra trực tiếp hay trực tuyến không thể đảm bảo 100% học sinh trung thực trong quá trình làm bài.

Hiểu rõ nguy cơ gian lận từ hình thức thi trực tuyến, công tác chuẩn bị kế hoạch đề thi, coi thi, thiết bị giám sát đảm bảo minh bạch, rõ ràng đều được các nhà trường gấp rút chuẩn bị.

Cô Nguyễn Thị Lý - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Nam Từ Liêm, Hà Nội) - chia sẻ, trong quá trình xây dựng phương án kiểm tra giữa kỳ theo hình thức trực tuyến, điều cô lo lắng nhất là vấn đề gian lận của học sinh.

"Chúng tôi đã thiết kế các phương án để tối ưu bài thi, giảm thiểu tối đa gian lận trong quá trình các con làm bài. Chẳng hạn thay vì để các con nhìn toàn bộ đề thi trắc nghiệm, có thể chụp ảnh màn hình truyền tải ra ngoài, các con làm từng câu, ghi nhận từng câu.

Cụ thể, đề thi có 40 câu, các con sẽ được làm lần lượt từng câu, làm đến đâu ghi nhận đến đấy. Đồng thời, nhà trường cũng đã xây dựng các quy chế thi, giám sát rõ ràng, chi tiết, phổ biến để phụ huynh, học sinh thực hiện".

Tương tự, tại trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), để tránh gian lận, nhà trường yêu cầu quá trình học sinh làm bài thi phải có camera giám sát.

"Ở lần kiểm tra cuối học kỳ 2 năm ngoái, học sinh làm bài rất nghiêm túc nên chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự trung thực của các con cũng như sự phối hợp chặt chẽ từ gia đình" - cô Trương Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Theo em Tố Uyên, học sinh lớp 10 Trường THPT Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội), trước bài kiểm tra giữa kỳ vào tuần tới, nhà trường đã ban hành rất nhiều quy định để siết chặt việc gian lận trong thi cử.

"Chúng em làm bài thi trắc nghiệm trên nền tảng SHub. Riêng môn Thể dục sẽ quay video gửi thầy cô giáo chấm. Nhà trường đưa ra rất nhiều quy định về việc kiểm tra, trong đó chủ yếu nhấn mạnh việc tránh để bị tính là thoát màn hình trong quá trình làm bài thi. Bởi thầy cô sẽ biết được lịch sử làm bài cũng như số lần thoát khỏi màn hình để làm việc riêng" - Uyên chia sẻ.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội lý giải việc thận trọng mở cửa trường, đón học sinh đi học

Đặng Chung |

Gần 3 triệu trẻ nhỏ chưa được tiếp cận vaccine, tỉ lệ giáo viên được tiêm đủ 2 mũi vaccine còn thấp, Hà Nội là nơi có thể đứng trước nguy cơ lây nhiễm COVID-19 rất cao khi mở nới lỏng, mở cửa kinh tế… Đây là những lý do Hà Nội đang cân nhắc và thận trọng trong việc đón học sinh, sinh viên trở lại trường học.

Phương án đón học sinh Hà Nội trở lại trường học

Tường Vân |

Về việc tổ chức dạy học cho học sinh trong bối cảnh "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", UBND thành phố Hà Nội giao Sở GDĐT chủ trì cùng các cơ quan liên quan và các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kịp thời các hoạt động giáo dục tương ứng cấp độ dịch tại các địa bàn.

Dạy môn tích hợp lớp 6: Quy trình đánh giá, kiểm tra học sinh như thế nào?

Vân Trang |

Năm học 2021-2022, lần đầu tiên trong chương trình lớp 6 xuất hiện môn học tích hợp của 3 phân môn Vật lý, Hóa học và Sinh học. Chương trình mới, môn học mới buộc các nhà trường phải đổi mới, linh hoạt và sáng tạo trong công tác dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá học sinh.

Hình ảnh vợ chồng địu con giữa nước lũ là dàn dựng câu view

Lam Thanh |

Hà Giang - Bức ảnh cặp vợ chồng địu con nhỏ sơ tán giữa dòng nước lũ thực chất chỉ để làm content câu view.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ

Vương Trần |

Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và dân quân tự vệ đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

PHẠM ĐÔNG |

Ông Phạm Minh Hà và ông Nguyễn Việt Hùng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên từ Australia về Việt Nam

Phạm Huyền |

Chính phủ Australia công bố cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra.

Phê chuẩn ông Trần Hồng Thái giữ chức Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Trần Hồng Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.