Vụ đề ôn tập bị "tố" giống 80% đề thi: Cần xem lại công tác ra đề

Huyên Nguyễn (thực hiện) |

Chia sẻ về sự việc đề ôn tập được chỉ ra có nét tương đồng/tương tự khoảng 80% đề thi chính thức môn Sinh học trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, TS Lê Đức Vĩnh, nguyên Trưởng bộ môn Toán - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng nếu thật sự nghiêm chỉnh thì xác suất thi trắc nghiệm khó lộ hơn thi tự luận. Vì thế, rất cần xem lại về công tác ra đề thi.

- Là một chuyên gia về xác suất thống kê, theo ông tỉ lệ xảy ra việc đề ôn tập có thể tương đồng/tương tự tới 80% (32/40 câu) là bao nhiêu %?

Trong điều kiện bình thường, xác suất để có thể trúng được 32/40 câu gần như không thể xảy ra. Nếu tính trùng hợp một cách ngẫu nhiên thì tỉ lệ là 1/nhiều tỉ lần.

Với đề thi trắc nghiệm, tỉ lệ “trúng đề” nhiều nhất cũng chỉ khoảng 5-10%. Đối với những môn có ít sự phát triển ý tưởng trong đề thi hơn như Lịch sử, Địa lí, Sinh học thì có thể cao hơn chút nhưng cũng chỉ dưới 30%.

Là người đi dạy lâu năm, tôi cho rằng dù có kinh nghiệm hay không có kinh nghiệm thì việc đoán trúng được 32 câu (khoảng 80%) tương đồng/tương tự trong 1-2 buổi ôn tập cũng là rất khó xảy ra. Đấy là quan điểm cá nhân của tôi.

TS Lê Đức Vĩnh, nguyên Trưởng bộ môn Toán, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
TS Lê Đức Vĩnh, nguyên Trưởng bộ môn Toán, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: NVCC

- Dư luận băn khoăn liệu có sự rò rỉ thông tin về đề thi hay cách ra đề thi của Bộ GDĐT đang “rất có vấn đề”. Ông nhận định như thế nào về điều này?

Được biết, năm nay thầy giáo được nhắc đến trong sự việc này không tham gia trong ban đề thi nhưng từ phân tích chủ quan của mình, tôi cho rằng có thể đặt ra một số giả thuyết.

Hướng thứ nhất, cần xác định xem thầy giáo ra đề “trúng tủ” đã từng ra đề thi cho Bộ hoặc có liên lạc với thành viên nhóm ra đề hay không. Nếu từng tham gia ra đề rồi thì có thể nắm được phần nào nội dung, ý tưởng.

Nếu chưa từng tham gia ra đề thì có thể xét đến sự rò rỉ về định hướng hay không. Với kinh nghiệm dày dặn một giáo viên có thể sẽ đoán được đề, biết được định hướng. Tuy nhiên, nếu đúng từng câu, từng chữ, hình vẽ với số lượng lớn thì đó là điều ngoài sức tưởng tượng, nhất là mức độ trùng chỉ trong 1-2 buổi ôn tập.

Hướng thứ 2, nếu thực sự không có việc rò rỉ thông tin thì cần xem từ trước đến nay những người trong ban ra đề môn Sinh học có ngầm định một số câu, một số mảng nào đó nhất định mà quanh đi quanh lại các năm nên thầy giáo này có thể đoán đúng. Tuy nhiên, tôi vẫn nhấn mạnh lại là số lượng câu trùng lặp lớn như vậy là một điều rất khó.

Tôi lấy ví dụ, thời cách đây khoảng 15 năm khi mỗi trường ra một đề thi, nhà nước cho phép các trường chọn 10 câu trong bộ đề 100 câu hoặc bộ đề 150 câu của các môn thi. Vì dạy xác suất thống kê nên năm nào tôi cũng theo dõi, thì chưa có năm nào có 2 trường cùng trùng nhau 2 trong 10 câu, may ra thì chỉ trùng một câu. Mặc dù bộ đề là công khai nhưng xác suất trùng lặp như trường hợp của thầy giáo đoán trúng đề môn Sinh vừa qua là rất khó.

Một số sự trùng hợp giữa nội dung ôn luyện của thầy P.K.N và đề thi chính thức môn Sinh học. Ảnh: NVCC.
Một số sự trùng hợp giữa nội dung ôn luyện của thầy P.K.N và đề thi chính thức môn Sinh học được một giáo viên khác chỉ ra.

Hướng thứ ba là ngân hàng đề có vấn đề. Để xảy ra việc giáo viên có thể ôn trúng tủ cho thấy chưa có ngân hàng đề chuẩn và người làm đề thi cũng chưa có kinh nghiệm để ra đề thi trắc nghiệm.

- Vậy nếu vẫn giữ việc thi trắc nghiệm, ông có đề xuất nào với Bộ GDĐT?

Nếu như Bộ GDĐT vẫn duy trì hình thức thi trắc nghiệm thì bước đầu tiên phải có được 1 bộ đề chuẩn, có hàng nghìn người ra đề thi và một cơ sở dữ liệu về đề thật chuẩn.

Chúng ta theo dõi các kỳ thi SAT, TOEFL, IELTS… cũng đều có đề minh hoạ, tham khảo nhưng khi đi thi thì rất khó có tỉ lệ trùng lặp cao. Các kỳ thi này đã có được một bộ đề chuẩn.

Khi có một bộ đề hàng nghìn câu hỏi, tôi cho rằng thậm chí cứ công khai cho học sinh, và nếu học trò nắm được kiến thức của cả nghìn câu hỏi như vậy thì chúng ta đã thành công. Mục đích cuối cùng vẫn là giúp học sinh nắm được kiến thức đã học.

Từ trước tới nay, tôi phản đối thi trắc nghiệm bởi vì ở nước ta hiện nay việc thi tốt nghiệp THPT để chọn trường vẫn là điều vô cùng quan trọng, không chỉ thí sinh, gia đình mà cả xã hội cùng quan tâm. Việc lộ đề, gian lận thi cử thời gian xảy ra nhiều cộng với đó là việc ôn trúng tủ đề thi cho thấy cần nghiêm túc nhìn nhận lại. Nếu thật sự nghiêm chỉnh thì xác suất thi trắc nghiệm khó lộ hơn thi tự luận. Khi ta chưa làm được nghiêm chỉnh thì sẽ rất dễ có vấn đề.

- Theo ông, với một người ra đề thi thì ngoài kiến thức còn cần đảm bảo nguyên tắc nào hay không?

Trong thi cử quan trọng nhất là tính bảo mật và tư cách của người ra đề. Bản thân tôi cũng đã nhiều năm ra đề thi và trước khi tôi nhận nhiệm vụ ra đề thi thì tôi cũng đi luyện thi. Từ khi đi ra đề thì tôi bỏ đi luyện thi. Không thể vừa đánh trống vừa thổi kèn như vậy được. Đạo đức một giáo viên không cho phép tôi làm điều đó.

- Xin cảm ơn ông!

Huyên Nguyễn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Thầy giáo đăng đề thi sớm lên mạng xã hội: "Tôi nhận đề được trước 16h"

Huyên Nguyễn |

Thầy giáo Nguyễn Văn Quý - một giáo viên dạy Toán ở Hà Nội, người đăng 2 trang đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2021 lên mạng xã hội cho biết nhận được đề thi trước 16h.

So sánh chi tiết đề ôn tập bị phản ánh giống 80% đề thi tốt nghiệp THPT

Huyên Nguyễn |

Theo thầy giáo Đinh Đức Hiền, đề ôn tập của thầy giáo Phan Khắc Nghệ và đề thi tốt nghiệp THPT chính thức môn Sinh học có tỉ lệ tương đồng/tương tự tới 80% (32/40 câu). Nếu là đoán trúng đề thì cũng thật khó hiểu.

Đề thi tốt nghiệp bị phản ánh giống 80% đề ôn tập của thầy giáo ở Hà Tĩnh

Huyên Nguyễn |

Nội dung ôn tập ngay trước ngày thi môn Sinh học trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 của thầy Phan Khắc Nghệ (Hà Tĩnh) được một giáo viên khác chỉ ra giống đề thi chính thức đến 80%. Các thầy giáo cũng đã lên tiếng chính thức về việc này. Trong khi đó, Bộ GDĐT cũng đang xác minh sự việc.

Đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền Thông vừa có văn bản đề nghị dừng hoạt động của Tạp chí Môi trường và Đô thị.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Người nước ngoài thuê NOXH; mua đi bán lại, đẩy giá lên cao

Trần Tuấn |

Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng NOXH cho người nước ngoài thuê; bị mua đi bán lại khiến giá bị đẩy lên, người thu nhập thấp khó tiếp cận.

Kiểm điểm Hiệu trưởng để xảy ra "tai tiếng" thu chi ở trường

Hoài Phương |

Lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu Sở GDĐT kiểm điểm trách nhiệm Hiệu trưởng các trường để xảy ra vi phạm thu chi vào đầu năm học, gây bức xúc trong dư luận.

Công đoàn hỗ trợ vé máy bay cho đoàn viên về quê đón Tết

Hà Anh |

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thầy giáo đăng đề thi sớm lên mạng xã hội: "Tôi nhận đề được trước 16h"

Huyên Nguyễn |

Thầy giáo Nguyễn Văn Quý - một giáo viên dạy Toán ở Hà Nội, người đăng 2 trang đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2021 lên mạng xã hội cho biết nhận được đề thi trước 16h.

So sánh chi tiết đề ôn tập bị phản ánh giống 80% đề thi tốt nghiệp THPT

Huyên Nguyễn |

Theo thầy giáo Đinh Đức Hiền, đề ôn tập của thầy giáo Phan Khắc Nghệ và đề thi tốt nghiệp THPT chính thức môn Sinh học có tỉ lệ tương đồng/tương tự tới 80% (32/40 câu). Nếu là đoán trúng đề thì cũng thật khó hiểu.

Đề thi tốt nghiệp bị phản ánh giống 80% đề ôn tập của thầy giáo ở Hà Tĩnh

Huyên Nguyễn |

Nội dung ôn tập ngay trước ngày thi môn Sinh học trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 của thầy Phan Khắc Nghệ (Hà Tĩnh) được một giáo viên khác chỉ ra giống đề thi chính thức đến 80%. Các thầy giáo cũng đã lên tiếng chính thức về việc này. Trong khi đó, Bộ GDĐT cũng đang xác minh sự việc.