Cầu vượt thép hơn 340 tỉ đồng ở Hà Nội sau ngày hợp long

HỮU CHÁNH |

Sau khi hoàn thành hợp long cả hai đơn nguyên, dự án xây dựng cầu vượt thép Mai Dịch hiện chuyển sang thi công kết cấu phần trên gồm đổ bêtông bản mặt cầu, lắp đặt hệ thống lan can, chiếu sáng…

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 3.12, sau gần một năm thi công, Dự án xây dựng hai cầu vượt đô thị tại nút giao Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã hợp long.

Trên công trường cầu vượt thép Mai Dịch, các loại máy móc, vật liệu xây dựng... được tập kết phục vụ thi công. Nhiều công nhân đang hoàn thiện bản mặt cầu.

Phía đầu cầu, máy móc đang san lấp, tạo mặt bằng để thi công đoạn đường dẫn. Các phần công việc được tích cực triển khai để sớm đưa dự án về đích.

Công nhân thi công cầu vượt thép Mai Dịch. Ảnh: Hữu Chánh
Công nhân thi công cầu vượt thép Mai Dịch, sáng 3.12. Ảnh: Hữu Chánh

Đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải - chủ đầu tư) cho biết, cuối tháng 11.2023, Dự án xây dựng hai cầu vượt đô thị tại nút giao Mai Dịch hoàn thành việc hợp long nhịp dầm thép cuối cùng ở đơn nguyên bên phải.

Sau khi hoàn thành hợp long cả hai đơn nguyên, dự án hiện chuyển sang thi công kết cấu phần trên gồm đổ bêtông bản mặt cầu, lắp đặt hệ thống lan can, chiếu sáng…

Chủ đầu tư hiện đang huy động lượng lớn công nhân, máy móc và thiết bị để đẩy nhanh tiến độ dự án. Dự kiến công trình sẽ hoàn thiện vào cuối tháng 3.2024.

Khi đó, công tác phân luồng tổ chức giao thông sẽ ưu tiên cầu vượt Mai Dịch hiện nay dành cho các phương tiện ôtô lưu thông vượt nội đô.

Hai cầu đô thị hai bên dành cho phương tiện xe buýt, ôtô và xe máy lưu thông trong khu vực nội đô, tránh xung đột các luồng phương tiện và đảm bảo an toàn giao thông.

Giao thông tại nút giao Mai Dịch, sáng 3.12. Ảnh: Hữu Chánh
Cầu vượt thép Mai Dịch đã thành hình. Ảnh: Hữu Chánh

Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo đánh giá, việc bổ sung 2 đơn nguyên cầu vượt đô thị chạy dọc hai bên cầu vượt Mai Dịch để tách các làn xe cơ giới lưu thông trong nội đô qua nút giao với các dòng xe ôtô lưu thông theo tuyến đường cao tốc trên cao là cấp thiết.

Theo ông Tạo, việc đầu tư thêm 2 đơn nguyên cầu vượt đô thị chạy dọc hai bên cầu vượt Mai Dịch sẽ phục vụ các xe lưu thông trong nội đô, còn lại phần cầu vượt Mai Dịch sẽ được trưng dụng để khai thác tuyến cao tốc trên cao, đảm bảo cho phương tiện chạy với vận tốc 80 km/h trên toàn tuyến, góp phần giảm tải ùn tắc cho khu vực.

Toàn cảnh cầu vượt thép Mai Dịch sau gần một năm thi công. Ảnh: Hữu Chánh
Toàn cảnh cầu vượt thép Mai Dịch sau gần một năm thi công. Ảnh: Hữu Chánh

Theo thiết kế, mỗi bên cầu vượt Mai Dịch hiện tại, sẽ được xây dựng thêm một đơn nguyên cầu đô thị, dài khoảng 760 m, rộng 7,75 m gồm một làn xe cơ giới rộng 3,5 m và một làn xe hỗn hợp 3m, còn lại là dải an toàn và bó vỉa.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 342 tỉ đồng, sử dụng vốn dư của dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 trên cao.

Sau gần 3 năm đưa vào khai thác cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận dự án này đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây Hà Nội, bảo đảm tiết kiệm chi phí, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hoá giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận; qua đó tạo động lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các khu vực này.

Trong tương lai, khi khu vực đô thị trung tâm Hà Nội được phát triển mở rộng, cả tuyến đường Vành đai 3 hoàn chỉnh sẽ là trục giao thông đường bộ chính yếu liên kết các cụm đô thị lớn của thành phố cũng như khu vực hai bên sông Hồng, tạo nên trục không gian cảnh quan của Thủ đô...

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Nút giao Mai Dịch cấm xe lớn, tài xế chen nhau vào ngõ nhỏ gây tắc nghẽn cục bộ

PHẠM ĐÔNG - NGỌC HUYỀN |

Từ khi nút giao Mai Dịch cấm các xe có tải trọng trên 2,5 tấn và xe khách trên 9 chỗ, phố Doãn Kế Thiện lại trở thành “đường tắt” giúp các tài xế di chuyển từ Hồ Tùng Mậu qua đường Phạm Văn Đồng nhanh chóng.

Người dân khiếp sợ với tình hình giao thông quanh nút giao Mai Dịch

Tô Thế - Phúc Đạt |

Hà Nội - Các tuyến đường xung quanh nút giao Mai Dịch những ngày này thường xuyên xảy ra ùn tắc, không kể giờ cao điểm hay thấp điểm. Một số người dân đã phải đứng chờ ven đường để vãn xe mới dám đi qua nút giao này.

"Chôn chân" dưới nắng chờ qua nút giao Mai Dịch

Tô Thế |

Hà Nội - Nút giao Mai Dịch trước đây vốn có mật độ phương tiện lưu thông theo các hướng rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn ứ vào giờ cao điểm. Từ ngày 8.7, nút giao này bị rào chắn ở nhiều vị trí khiến cho tình trạng ùn tắc trở nên nghiêm trọng hơn.

Bác tin "lái đò Chùa Hương bị cắt suất sau khi đi hỗ trợ bão lũ"

KHÁNH AN |

Mạng xã hội hiện đang lan truyền thông tin nhiều lái đò Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) sau khi chuyển đò đi cứu trợ vùng lũ bị cắt suất, không cho chèo đò phục vụ khách.

Lý do tiếp tục đề nghị truy tố cựu Bí thư TX Bến Cát

ĐÌNH TRỌNG |

Sau khi phục hồi điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã hoàn tất điều tra, ra kết luận chuyển hồ sơ đề nghị truy tố cựu Bí thư TX Bến Cát.

Thu nhập thấp, công nhân xoay xở lo chi phí đầu năm học

NGỌC DIỆP |

Để lo các khoản chi tiêu đầu năm học mới cho con, nhiều công nhân, người lao động phải tiết kiệm, xoay xở đủ mọi cách.

Gia hạn xác minh vụ luận án tiến sĩ bị tố đạo văn

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Đại học Huế vừa có thông báo liên quan đến vụ việc luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học bị tố đạo văn.

Quảng Ninh chi 1.000 tỉ đồng khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh đã thống nhất chủ trương dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên cho khắc phục hậu quả bão số 3.