Sân bay Điện Biên và những dấu mốc lịch sử trước ngày mở cửa trở lại

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Vốn được thừa kế từ sân bay dã chiến của quân đội Pháp, sau rất nhiều lần sửa chữa, nâng cấp, đến nay Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn như Airbus A320, A321...

Vào hồi 11h20 ngày 1.12, chiếc máy bay Airbus A321 mang số hiệu VN-A396 đã lần đầu tiên hạ cánh xuống đường băng Sân bay Điện Biên. Đây là sự kiện ghi dấu mốc đặc biệt quan trọng khi lần đầu tiên trong lịch sử Sân bay Điện Biên tiếp nhận thành công một máy bay cỡ lớn.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên Phủ là sân bay dã chiến do quân đội Pháp xây dựng. Đây là một căn cứ tiếp vận rất quan trọng của Pháp và cũng là sân bay trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

4 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, năm 1958, dịch vụ vận tải hàng không dân dụng chính thức được mở tại sân bay Điện Biên và do quân đội đảm nhiệm.

Đến năm 1984, nhân Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đường bay Hà Nội - Điện Biên bằng máy bay AN24, AK40... được khôi phục. Khi đó, đường cất hạ cánh tại sân bay vẫn là những tấm ghi nhôm được trải trên mặt đất.

Ngày 1.12, chiếc máy bay Airbus A321 mang số hiệu VN-A396 đã lần đâu tiên hạ cánh xuống Sân bay Điện Biên. Ảnh: VNA
Ngày 1.12, chiếc máy bay Airbus A321 mang số hiệu VN-A396 đã lần đầu tiên hạ cánh xuống Sân bay Điện Biên. Ảnh: VNA

Ngày 30.1.1995, Sân bay Điện Biên phải tạm thời đóng cửa để sửa chữa đường cất hạ cánh. Sau khi sửa chữa, Sân bay Điện Biên đã hoạt động trở lại và đủ điều kiện tiếp nhận máy bay ATR72.

Năm 1996, Sân bay Điện Biên chính thức được đầu tư xây dựng đường hạ cất cánh dài 1430m, rộng 30m bằng bê tông, sân đỗ có 2 vị trí đỗ máy bay. Đến năm 1998, sân bay đã được đưa vào khai thác với tần suất 10 chuyến/tuần.

Năm 2004, Sân bay Điện Biên một lần nữa được đầu tư mở rộng với sân đỗ máy bay có diện tích 12.000m2 đảm bảo cho 4 vị trí đỗ máy bay; nhà ga hành khách có diện tích 2.500m2, đủ năng lực phục vụ 2 chuyến bay ATR72 và tương đương tại 1 thời điểm, đáp ứng phục vụ khoảng 300 hành khách.

Nghi thức phun vòi rồng chào đón máy bay. Ảnh: VNA
Nghi thức phun vòi rồng chào đón máy bay tại Sân bay Điện Biên. Ảnh: VNA

Do Sân bay Điện Biên nằm trong khu vực lòng chảo, tĩnh không 2 đầu đường cất hạ cánh hạn chế nên không thể kéo dài đường băng để khai thác các loại máy bay lớn như A320, A321 và tương đương.

Việc lắp đèn và hệ thống dẫn đường hiện đại cho đường cất hạ cánh cũng không được thực hiện do vướng về tĩnh không, vì vậy sân bay này chỉ khai thác được các chuyến bay ban ngày.

Đặc biệt, do nằm trong khu vực vùng núi cao, điều kiện thời tiết phức tạp, thường xuyên có hiện tượng mù, và mù khô tạo tầm nhìn hạn chế khiến tỉ lệ hủy chuyến tại Sân bay Điện Biên khá cao so với các sân bay khác.

Trước thực tế đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung, ngày 27.3.2021, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án mở rộng Sân bay Điện Biên - đây cũng là sân bay duy nhất (đang hoạt động) tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Ngày 22.1.2022, Dự án cải tạo và nâng cấp Sân bay Điện Biên chính thức khởi công. Đến ngày 15.4.2023 Sân bay Điện Biên chính thức đóng cửa để triển khai các hạng mục của dự án.

Hệ thống đèn tiếp cận hiện đại tại Sân bay Điện Biên. Ảnh: Văn Thành Chương
Hệ thống đèn tiếp cận hiện đại tại Sân bay Điện Biên. Ảnh: Văn Thành Chương

Đến ngày 1.12.2023, chuyến bay kỹ thuật bằng chiếc máy bay Airbus A321 mang số hiệu VN-A396 đã hạ cánh thành công xuống Sân bay Điện Biên - đây là sự kiện đánh dấu một mốc quan trọng khi Sân bay Điện Biên lần đầu tiên tiếp nhận thành công một máy bay cỡ lớn.

Theo đó, các chuyến bay thương mại từ Điện Biên đi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và ngược lại bằng máy bay A320, A321 hoặc tương đương sẽ chính thức được đưa vào khai thác từ ngày 2.12.2023. Với tần suất khai thác Điện Biên - Hà nội 7 chuyến/tuần và Điện Biên - TP Hồ Chí Minh 3 chuyến/tuần.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại Sân bay Điện Biên đã trở thành một sân bay hiện đại với đường cất hạ cánh có kích thước 2400mx45m, đảm bảo khai thác máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Với hệ thống đèn tiếp cận CAT I đã được đầu tư đồng bộ, các máy bay có thể hạ cánh trong điều kiện mù và ban đêm...

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Sân bay Điện Biên trước ngày mở cửa đón máy bay cỡ lớn

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau gần 2 năm triển khai dự án mở rộng, nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã chính thức hoàn thành và đón chuyến bay thương mại đầu tiên vào ngày 2.12.

Nan giải tình - lý trong vụ các cơ sở dong riềng gây ô nhiễm ở Điện Biên

NHÓM PV |

Nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm môi trường từ cơ sở chế biến dong riềng tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến dư luận bức xúc.

Sân bay Điện Biên sẽ hoạt động trở lại sớm hơn nửa tháng

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản về việc mở lại đường bay đi và đến đến Sân bay Điện Biên. Theo đó, các chuyến bay sẽ hoạt động trở lại từ ngày 2.12.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.