Thành lập hãng hàng không chuyên chở hàng hóa, tránh bỏ ngỏ thị phần

Khương Duy |

Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, việc xem xét đồng ý cấp giấy phép cho doanh nghiệp Việt Nam thành lập hãng hàng không mới chuyên chở hàng hóa tại thời điểm hiện tại là phù hợp.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo bổ sung đánh giá thị trường vận chuyển hàng hóa hàng không Việt Nam để xem xét cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho CTCP IPP Air Cargo.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, giai đoạn 30 năm qua, các doanh nghiệp hàng không Việt Nam mới tập trung vận chuyển hành khách mà bỏ ngỏ thị trường hàng hoá cho phía nước ngoài khai thác.

Trong xu thế chung của thế giới là phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu, việc phát triển hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không tại thời điểm hiện tại là rất cần thiết. Ảnh: ĐT
Trong xu thế chung của thế giới là phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu, việc phát triển hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không tại thời điểm hiện tại là rất cần thiết. Ảnh: ĐT

Đặc biệt, trong xu thế đón bắt cơ hội từ giai đoạn hậu COVID-19, việc xem xét đồng ý cấp giấy phép cho doanh nghiệp Việt Nam thành lập hãng hàng không mới chuyên chở hàng hoá tại thời điểm hiện tại (năm 2022) là phù hợp với định hướng chiến lược của Thủ tướng Chính phủ tại các Quyết định 318 và 236 cũng như thực tế thị trường hàng không Việt Nam.

Việc bổ sung IPP Air Cargo sẽ tăng sức cạnh tranh, tăng thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế cho hãng hàng không Việt Nam tại thị trường hàng không Việt Nam nói riêng và thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế nói chung.

Cũng theo Cục Hàng không Việt Nam, từ năm 1991, khi hàng không dân dụng tách ra khỏi quân đội, tổng hàng hóa chở bằng máy bay tại Việt Nam đạt 18.384 tấn.

Qua hơn 30 năm phát triển, thị trường vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam đã có bước tăng trưởng nhảy vọt với sản lượng năm 2021 đạt 1,3 triệu tấn và dự kiến đạt hơn 1,52 triệu tấn vào năm 2022, tăng gần 83 lần so với năm 1991 và 21,2% so với năm 2019; đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cả thời kỳ 1991-2022 là 15,3%/năm.

Mặc dù thị trường có sự tăng trưởng ổn định nhưng cho đến nay, hàng không Việt Nam với 05 hãng hàng không, vẫn chỉ khai thác vận chuyển hàng hoá kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách và chưa có hãng hàng không vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng.

Số liệu vận chuyển hành khách giai đoạn 2018-2021. Dự báo năm 2022, sản lượng hành khách vận chuyển ước đạt từ 42 – 47 triệu lượt hành khách tăng từ 170 – 200% so với năm 2021 nhưng giảm trên 40% so với năm 2019. Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam
Số liệu vận chuyển hành khách giai đoạn 2018-2021. Dự báo năm 2022, sản lượng hành khách vận chuyển ước đạt từ 42 - 47 triệu lượt hành khách tăng từ 170 - 200% so với năm 2021 nhưng giảm trên 40% so với năm 2019. Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam

Tại thị trường quốc tế, thị phần hàng hóa quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam chỉ đạt 18% vào năm 2019 và giai đoạn 2020-2021 chỉ đạt 10-12% thị phần hàng hoá quốc tế.

Tại thời điểm hiện tại, thị trường hàng hoá quốc tế của hàng không Việt Nam đang có 29 hãng hàng không nước ngoài khai thác tàu bay chuyên chở hàng hóa từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam.

Trong thời gian qua, do số lượng các chuyến bay chuyên chở hành khách kết hợp hàng hoá giảm mạnh trong khi nhu cầu vận chuyển tăng cao nên giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế đã tăng vọt từ 3 - 4 lần, thậm chí từng thời điểm, từng thị trường, giá cước tăng 5 - 6 lần so với trước dịch COVID-19.

Khương Duy
TIN LIÊN QUAN

Hàng không Việt ảnh hưởng nặng do xung đột Nga - Ukraine

Minh Hạnh |

Xung đột Nga - Ukraine đã ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế, trong đó ngành hàng không đã phát sinh chi phí “khủng”.

Trung Quốc mở cuộc thanh tra các hãng hàng không

Nguyễn Hạnh |

Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc đã tiến hành một cuộc thanh tra toàn ngành để tìm ra các lỗi an toàn tiềm ẩn, trong khi đang chạy đua để tìm kiếm các nạn nhân và hộp đen của chiếc máy bay bị rơi ở vùng núi phía nam Trung Quốc.

Những bộ phim làm về thảm kịch hàng không gây ám ảnh

THU HƯƠNG |

Vụ rơi máy bay MU5735 chở 132 người tại Quảng Tây hôm 21.3 có thể trở thành một trong những thảm kịch hàng không tồi tệ nhất thập kỷ ở Trung Quốc. Trên phim ảnh, tai nạn hàng không cũng là chủ đề gây ám ảnh, thậm chí nhiều bộ phim được xây dựng dựa trên sự kiện có thật.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

Hàng không Việt ảnh hưởng nặng do xung đột Nga - Ukraine

Minh Hạnh |

Xung đột Nga - Ukraine đã ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế, trong đó ngành hàng không đã phát sinh chi phí “khủng”.

Trung Quốc mở cuộc thanh tra các hãng hàng không

Nguyễn Hạnh |

Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc đã tiến hành một cuộc thanh tra toàn ngành để tìm ra các lỗi an toàn tiềm ẩn, trong khi đang chạy đua để tìm kiếm các nạn nhân và hộp đen của chiếc máy bay bị rơi ở vùng núi phía nam Trung Quốc.

Những bộ phim làm về thảm kịch hàng không gây ám ảnh

THU HƯƠNG |

Vụ rơi máy bay MU5735 chở 132 người tại Quảng Tây hôm 21.3 có thể trở thành một trong những thảm kịch hàng không tồi tệ nhất thập kỷ ở Trung Quốc. Trên phim ảnh, tai nạn hàng không cũng là chủ đề gây ám ảnh, thậm chí nhiều bộ phim được xây dựng dựa trên sự kiện có thật.