6 điểm chính về phát triển kinh tế, xã hội năm 2022 tại 2 vùng kinh tế

Vũ Long |

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 của 2 vùng kinh tế phía Bắc.

6 nội dung trọng điểm cần lưu ý

Tại “Hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 vùng Đồng bằng sông Hồng và trung du và miền núi Bắc Bộ” ngày 14.9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu 6 vấn đề mà các địa phương cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022.

Một là, đề nghị các địa phương đánh giá toàn diện, phân tích các mặt được, chưa được và làm rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan và các giải pháp đối với tình hình triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư 8 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2021. Trong đó, đánh giá rõ việc dự kiến kết quả thực hiện chỉ tiêu GRDP (chỉ tiêu đánh giá về phát triển của các hoạt động sản xuất tại địa phương) của các địa phương trong năm 2021.

Hai là, các địa phương kiến nghị các giải pháp đúng, chia sẻ cách làm hay để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và triển khai kế hoạch đầu tư công trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, đặc biệt là công tác giải ngân trong 9 tháng đầu năm và những tháng cuối năm 2021 trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về công tác giải ngân vừa qua.

Ba là, dự kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022. Trong đó, cần tập trung về công tác dự báo, đánh giá, phân tích tình hình, bối cảnh “bình thường mới”, nêu bật những vấn đề khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, giải đáp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ;

Các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến từng lĩnh vực tại địa phương như về quy hoạch, đầu tư công, khắc phục các tác động của dịch bệnh COVID-19, các vấn đề về doanh nghiệp, đầu tư kinh doanh, an sinh xã hội…

Bốn là, các địa phương nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 đảm bảo triển khai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương và vùng.

Năm là, đối với công tác quy hoạch, các địa phương nêu thêm các khó khăn, vướng mắc; đồng thời kiến nghị đề xuất đối với việc triển khai công tác quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và các quy hoạch có liên quan.

Sáu là, quán triệt Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 20.5.2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó đặc biệt chú trọng 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược.

Tăng trưởng tốt dù dịch COVID-19 phức tạp tại 2 vùng kinh tế

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong 8 tháng năm 2021, mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đều tăng trưởng tốt. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng của 2 vùng đều cao hơn mức bình quân chung cả nước. Một số địa phương có tốc độ tăng trưởng nằm ở nhóm cao nhất cả nước, như: Hòa Bình 16,1%, Vĩnh Phúc 14,21%, Hải Phòng 13,52%, Sơn La 10,67%, Hà Nam 10,41%, Bắc Giang 10,2%, Lai Châu 10,08%...;

Bên cạnh đó, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8 tháng của 2 vùng đạt 406,6 nghìn tỉ đồng, chiếm 38,25% số thu cả nước; kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đạt 108,62 tỉ USD, chiếm trên 50% cả nước; tổng vốn FDI đăng ký trong 8 tháng đạt 6,9 tỉ USD, chiếm 36,1% cả nước…

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

KIM ANH |

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam đã và đang tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp.

Cấp thẻ xanh cho người tiêm mũi 2, tái khởi động phát triển kinh tế-xã hội

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, các địa phương đang lên kế hoạch để cấp thẻ xanh cho người tiêm mũi 2 vaccine và lên kế hoạch tái khởi động sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội.

Siết đúng chỗ để dập dịch, mở đúng chỗ để phát triển

Nhóm PV |

Hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hoá trong đại dịch đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, tránh đứt gãy sản xuất, đồng thời đóng góp vào công tác phòng chống dịch. Vì vậy, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa một cách an toàn, thông suốt giữa các vùng và địa phương. Song nhiều địa phương vẫn có những quy định “làm khó” doanh nghiệp...

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.