THÀNH LẬP ỦY BAN QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP:

“Bảo kiếm” để cắt đứt “lợi ích nhóm”

KHÁNH VŨ |

Tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương cuối năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sẽ công bố thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (DN) trong quý I/2018.

Cùng với việc thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN, trong năm 2018 sẽ đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH) và thoái vốn theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch; tạo chuyển biến căn bản trong việc xử lý các doanh nghiệp, dự án thua lỗ... 

Xóa bỏ “tầng, nấc”, để giám sát hiệu quả

Theo Dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 được Chính phủ đưa ra lấy ý kiến tại Phiên họp, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN sẽ tổ chức phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn đầu tư vào DN.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành - nguyên Phó viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, sở hữu Nhà nước gắn với kinh doanh luôn vấp phải hai vấn đề: Một là xung đột lợi ích, hai là vấn đề đạo đức. Đã mang tính đại diện thì khó xử lý được triệt để hai vấn đề này, chỉ có thể nỗ lực bằng cách giảm thiểu. Việc thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN là một nỗ lực của Chính phủ để giảm thiểu các vấn đề nêu trên. Trước đây việc quản lý vốn Nhà nước nằm dưới các bộ chủ quản thì khả năng vấp phải các vấn đề trên cao hơn.

Ví như, vấn đề rủi ro đạo đức, giữa thưởng, phạt, hay như việc làm sai nhưng khi xử lý trách nhiệm lại không tương xứng… vì đây là tiền của chung. Việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại các DN dù không giải quyết được triệt để các vấn đề nêu trên, nhưng việc quản lý sẽ tập trung hơn, như vậy khả năng giám sát, việc gắn thành quả và trách nhiệm sẽ rõ hơn.

“Việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN tạo cơ sở để đẩy mạnh cải tổ DN Nhà nước, đẩy mạnh tiến trình cải cách CPH quyết liệt hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc giải quyết triệt để là rất khó nên cần cơ chế minh bạch, cần có sự giám sát thường xuyên và cần những người làm việc chuyên nghiệp và có khả năng giải trình tốt” - Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nêu ý kiến.

Theo PGS-TS Lưu Bích Hồ - Chuyên gia kinh tế - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN đã được bàn kỹ từ mấy năm nay.

“Kinh nghiệm của nhiều nước đều đã chứng minh cần có cơ quan chuyên trách quản lý vốn Nhà nước tại các DN. Mô hình ở các nước tuy có khác nhau nhưng đều có sự giống nhau thể hiện ở những ưu điểm: Tập trung vào một đầu mối để quản lý sẽ hiệu lực và hiệu quả hơn. Các chủ trương, chính sách, biện pháp về việc cải cách các DN Nhà nước được thực hiện thống nhất, đồng bộ, nhanh chóng không qua nhiều trung gian tầng nấc sẽ tránh được “lợi ích nhóm” hoặc nếu có cũng sẽ dễ phát hiện và xử lý. Tất nhiên, việc thu gọn được đầu mối, bộ máy, nhân sự đi cùng với sử dụng được con người có năng lực và phẩm chất tốt hơn” - chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ khẳng định.

Nghiêm túc, thận trọng hoàn thiện bộ máy

Rõ ràng tính ưu việt của việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến băn khoăn cho rằng: Sở dĩ các TCty, các DN lớn có thể tạo “lợi ích nhóm” là do buông lỏng quản lý của các cơ quan chủ quản thuộc các TCty hay DN này. Do đó, cần người thực sự có năng lực để quán xuyến khối công việc nặng nề khi Ủy ban này được thành lập.

Ở góc nhìn của mình, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trong cơ chế cũ, nhiều tập đoàn là “sân sau” của một nhóm lợi ích, nên sờ vào đâu cũng chết: Dầu khí, Vinashin, Vinalines… Để mô hình mới hoạt động hiệu quả, cần thử nghiệm và đánh giá vai trò và các phần việc mà ủy ban phải thực thi, qua đó có sự đánh giá khách quan, nghiêm túc.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết: Lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN sẽ giúp giảm nỗi lo “lợi ích nhóm” chi phối chính sách và tạo bất bình đẳng nhờ các “ưu đãi” trong hoạt động của DNNN với các DN bình thường khác. Tuy nhiên, song song với việc thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN, cần có cơ chế thật minh bạch, công khai để xã hội giám sát.

Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2020, hoàn thành cơ cấu lại, đổi mới DNNN giai đoạn 2017-2020 trên cơ sở các tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực đã được Thủ tướng duyệt từ cuối 2016, trong đó thực hiện CPH 137 DNNN; hoàn thành thoái vốn theo danh mục đã được phê và các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn theo các quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, TCty Nhà nước, các dự án, công trình đầu tư của DNNN kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài mà trọng tâm là 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công thương. Đặc biệt, trong năm 2018, thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN, vốn góp của Nhà nước tại DN. Chính phủ cũng quyết tâm đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN, trong đó kiên quyết thực hiện CPH, thoái vốn Nhà nước đối với các DN thuộc danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020; Danh mục DNNN hoàn thành CPH theo từng năm giai đoạn 2017 - 2020; Danh mục DN có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 theo tiến độ, lộ trình được phê duyệt... L.V

KHÁNH VŨ
TIN LIÊN QUAN

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Ngập lụt chia cắt 37 thôn, bản tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Tính đến 11h ngày 20.9, ngập lụt gây chia cắt 37 thôn, bản tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, 600 hộ bị ngập.