BIDV tự cấn trừ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, ĐBQH đề nghị làm rõ có sự móc nối không

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho biết, việc Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà vừa bị Ngân hàng BIDV cấn nợ 270 tỉ đồng bằng cách tự trích tiền từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) bên trong còn nhiều góc khuất cần được làm rõ. Trong đó, cần phải làm rõ xem có sự móc nối, sân sau, tình cảm thân quen hay không?

Bên hành lang Quốc hội ngày 26.10, phóng viên Báo Lao Động có trao đổi với đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - về vấn đề này.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu là tiền người dân đóng góp khi mua mỗi lít xăng dầu. Thế nhưng, không ít doanh nghiệp lại lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt Quỹ, bất chấp Kiểm toán Nhà nước đã nhiều lần cảnh báo... Điều gì khiến Quỹ bình ổn giá xăng dầu... trở nên "bất ổn" như vậy, thưa ông?

- Khi xây dựng Luật giá (sửa đổi), trong đó có nội dung về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tôi đã nêu ý kiến về sự cần thiết duy trì quỹ này để kìm hãm đà tăng của giá xăng dầu, tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống người dân.

Tuy nhiên, đến giờ này, tôi vẫn giữ quan điểm không chấp nhận giao Quỹ bình ổn giá cho doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, bởi có rất nhiều hệ luỵ.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu là tiền đóng góp của người dân; giao quỹ cho doanh nghiệp dẫn đến hệ lụy doanh nghiệp đầu mối xăng dầu không tuân thủ quy định về Quỹ bình ổn giá xăng dầu như không phát sinh hoạt động trích lập, sử dụng quỹ, không kết chuyển số dư quỹ vào tài khoản ngân hàng.

Thậm chí, có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã “mượn tạm” quỹ để bù đắp; có doanh nghiệp thì chiếm dụng quỹ đến mức bị điều tra, truy tố. Những vi phạm này đặt ra câu hỏi: ai sẽ chịu trách nhiệm nếu Quỹ bình ổn giá xăng dầu bị chiếm dụng, liên bộ Tài chính - Công Thương cần có câu trả lời cho vấn đề này.

Tôi vẫn bảo lưu, Quỹ bình ổn giá xăng dầu cần giao cho nhà nước quản lý dưới sự điều hành của Bộ Tài chính (là đầu mối) phối hợp với Bộ Công Thương, để khi giá xăng dầu biến động mạnh còn có quỹ để điều tiết.

Ông Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp
Ông Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nguyễn Phong

Thưa ông, đối với những doanh nghiệp bị “điểm mặt chỉ tên” vì vi phạm Quỹ bình ổn giá xăng dầu cần có những chế tài xử lý như thế nào để ngăn chặn hành vi này?

Việc giao Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho doanh nghiệp dẫn đến rất nhiều hệ luỵ như tôi đã phân tích ở trên. Do vậy, Bộ Tài chính - Bộ Công Thương cần tham mưu cho Chính phủ, có những giải pháp để quản lý chặt chẽ quỹ này.

Đối với những doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có các vi phạm về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, cơ quan công an cần vào cuộc điều tra. Nếu sai phạm nghiêm trọng, cần truy cứu trách nhiệm hình sự.

Song cũng phải nói lại, do những bất cập trong việc giao Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho doanh nghiệp, nên họ mới có “điều kiện” để thực hiện những hành vi vi phạm. Tất nhiên, khi giao quỹ này cho doanh nghiệp cũng có những điều kiện rõ ràng, cụ thể, nhưng trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng vốn mà lại có tiền kế bên thì việc “mượn tạm” là điều rất dễ xảy ra. Đây cũng là phần lỗi của cơ quan quản lý nhà nước khi “tạo điều kiện” cho doanh nghiệp vi phạm.

Việc ngân hàng Đầu tư và Phát triển - BIDV, chi nhánh Long Biên, tự cấn trừ 270 tỉ đồng từ tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu của doanh nghiệp xăng dầu Hải Hà cũng khiến dư luận rất quan tâm trong thời gian vừa qua. Quan điểm của ông về vấn đề này?

- Việc giám sát, kiểm tra số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu của doanh nghiệp là trách nhiệm của liên bộ Tài chính - Công Thương. Hàng tháng, doanh nghiệp gửi báo cáo số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu về Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.

Theo quan điểm của tôi, việc Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà vừa bị BIDV cấn nợ 270 tỉ đồng bằng cách tự trích tiền từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu bên trong còn nhiều góc khuất cần được làm rõ.

Tại sao Bộ Tài chính lại có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị phối hợp, chỉ đạo, giải quyết vấn đề này, nhưng đến nay, BIDV vẫn im lặng, không đưa ra bình luận?

Tôi nghĩ rằng một ngân hàng lớn như BIDV, họ thừa biết không được phép tự động cấn nợ thuộc tài khoản quỹ bình ổn, do vậy phải xem xét thực tế nội tình bên trong để nhanh chóng hoàn trả lại số tiền cho Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thực hiện mục tiêu bình ổn giá.

Thực tế cũng cần phải làm rõ xem có sự móc nối, sân sau, tình cảm thân quen để dẫn tới hành động này hay không?

Làm ăn bết bát, Hải Hà Petro vẫn được BIDV chi nhánh Long Biên bơm vốn

Theo tìm hiểu của Lao Động, BIDV chi nhánh Long Biên và Hải Hà Petro vốn là đối tác tín dụng với nhau trong một thời gian dài.

Dữ liệu trên Cục Đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo (Bộ Tư pháp) cho biết, giai đoạn khoảng tháng 10.2012 đã ghi nhận giao dịch đảm bảo của Hải Hà Petro tại BIDV chi nhánh Long Biên, Hà Nội.

Giai đoạn từ năm 2022 đến 6.2023, Hải Hà Petro đã thế chấp rất nhiều tài sản của mình cho các khoản tín dụng tại BIDV chi nhánh Long Biên, Hà Nội.

Chỉ tính riêng trong năm 2022, BIDV chi nhánh Long Biên đã nhận khoảng 90 giao dịch đảm bảo của Hải Hà Petro.

Điều đáng nói, BIDV liên tục cấp vốn cho Hải Hà Petro trong bối cảnh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xăng dầu này "bết bát" trong những năm qua.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Sau vụ cấn trừ Quỹ bình ổn xăng dầu, Hải Hà âm vốn, BIDV vẫn liên tục cho vay

Minh Ánh - Quang Dân |

Dù Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà kinh doanh thua lỗ đến âm vốn chủ, nợ phải trả vượt xa tổng tài sản, tuy nhiên vẫn được BIDV chi nhánh Long Biên liên tục bơm vốn thông qua các hợp đồng giao dịch bảo đảm.

Quá nhiều "lùm xùm", lại dấy lên đề xuất bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu

Cường Ngô |

Đại diện doanh nghiệp cho rằng, cùng những "lùm xùm" doanh nghiệp có dấu hiệu chiếm dụng Quỹ bình ổn xăng dầu đến việc trích lập và chi từ quỹ bình ổn chưa hợp lý, khiến nhiều người đặt vấn đề đã đến lúc phải bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để lĩnh vực năng lượng này được vận hành theo cơ chế thị trường.

Bộ Tài chính lên tiếng việc BIDV cấn nợ từ Quỹ bình ổn xăng dầu

Cường Ngô - Cát Tường |

Đối với việc Ngân hàng BIDV cấn nợ gần 270 tỉ đồng từ tài khoản mà Công ty Hải Hà cho là tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đại diện Cục Quản lý Giá khẳng định, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước để cùng chỉ đạo phối hợp thực hiện, rồi có văn bản gửi BIDV về vấn đề này.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Sau vụ cấn trừ Quỹ bình ổn xăng dầu, Hải Hà âm vốn, BIDV vẫn liên tục cho vay

Minh Ánh - Quang Dân |

Dù Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà kinh doanh thua lỗ đến âm vốn chủ, nợ phải trả vượt xa tổng tài sản, tuy nhiên vẫn được BIDV chi nhánh Long Biên liên tục bơm vốn thông qua các hợp đồng giao dịch bảo đảm.

Quá nhiều "lùm xùm", lại dấy lên đề xuất bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu

Cường Ngô |

Đại diện doanh nghiệp cho rằng, cùng những "lùm xùm" doanh nghiệp có dấu hiệu chiếm dụng Quỹ bình ổn xăng dầu đến việc trích lập và chi từ quỹ bình ổn chưa hợp lý, khiến nhiều người đặt vấn đề đã đến lúc phải bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để lĩnh vực năng lượng này được vận hành theo cơ chế thị trường.

Bộ Tài chính lên tiếng việc BIDV cấn nợ từ Quỹ bình ổn xăng dầu

Cường Ngô - Cát Tường |

Đối với việc Ngân hàng BIDV cấn nợ gần 270 tỉ đồng từ tài khoản mà Công ty Hải Hà cho là tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đại diện Cục Quản lý Giá khẳng định, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước để cùng chỉ đạo phối hợp thực hiện, rồi có văn bản gửi BIDV về vấn đề này.