Bình Phước: Dân mất mùa điều vì nghe cán bộ khuyến nông

CAO HÙNG |

Những ngày qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, chỉ còn biết đấm ngực kêu trời khi thu hoạch mùa điều vừa qua, họ đã... trắng tay. Điều cay đắng, việc thất mùa này là do hướng dẫn của cán bộ Trạm Khuyến nông.

“Xúi” dân phun thuốc trừ sâu cho cây

Ông Hoàng Văn Thanh (thôn 9, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng) cho biết: “Hầu hết nông dân trồng điều đều nghèo, sống nhờ cây điều. Gần đây, nghe tỉnh hỗ trợ kinh phí cho người trồng điều, chúng tôi rất mừng. Tuy nhiên, lên xã nhận kinh phí, thì cán bộ lại cấp thuốc trừ sâu”. Cụ thể, mỗi hộ được cấp 1 lít thuốc trừ sâu, 1 lít thuốc trị bệnh cho cây và 1 lít thuốc dưỡng cây.

Nhận thuốc về, nghe theo hướng dẫn từ cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, các hộ dân phun các loại thuốc kia lên vườn điều của từng gia đình. Ai ngờ, chỉ sau 5-7 ngày, bông điều cháy, giòn rụm; trái điều non chưa kịp lớn rụng hàng loạt. Hậu quả của việc phun thuốc trên là các hộ dân mất mùa điều.

“Những hộ khác không nhận hỗ trợ các loại thuốc trên thì vườn điều không bị ảnh hưởng, trúng mùa, bình quân thu hoạch hơn 1 tấn/ha. Còn hầu hết các hộ nhận thuốc hỗ trợ, nghe cán bộ khuyến nông tư vấn phun thuốc, thì trắng tay, thất mùa, chỉ thu hoạch được khoảng 200kg/ha. Nghiêm trọng hơn, sau phun thuốc, cây điều không ra được đọt để đâm chồi mới, cành lá trơ ra, nguy cơ cây bị khô, ảnh hưởng đến cả mùa vụ sau” - ông Bế Văn Tính (thôn 9) nói.

Ông Lô Văn Sang cho rằng: “Thuốc chúng tôi nhận tại UBND xã do Trung tâm Khuyến nông huyện Bù Đăng đưa về cấp phát. Có thể họ đã cấp sai loại thuốc, dẫn đến hậu quả thất mùa điều của dân”.

Nguyên nhân từ đâu?

Trong khi cán bộ Trạm Khuyến nông im lặng trước sự việc trên, ông Huỳnh Giang - Trưởng Trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật huyện Bù Đăng - thẳng thắn nhìn nhận: “Chúng tôi không hề biết vụ việc này. Trạm Khuyến nông tự ý làm, đưa thuốc từ dịch vụ khuyến nông về bán cho các xã mà không bàn bạc, thông qua tổ chống dịch bệnh của huyện - nhất là với Trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, là cơ quan chuyên ngành quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, cán bộ khuyến nông đã cấp thuốc cho dân, rơi vào thuốc nằm ngoài danh mục cho phép, thuốc không được phun lên cây điều mà vẫn cứ cấp”.

Theo ông Giang, đó là thuốc “diệt sạch sâu rầy 130EC (chỉ dùng phun trừ sâu cuốn lá lúa); nếu phun lên cây điều thì bông điều, trái, lá cây điều sẽ chết khô ngay. Mới đây, ông Huỳnh Giang đã có báo cáo gửi Thường trực HĐND huyện Bù Đăng khẳng định: “Đơn vị dịch vụ khuyến nông đưa thuốc về bán cho các xã, thuốc không nằm trong danh mục và thuốc không được phun lên điều trong lúc cây điều ra bông, đậu trái. Nhưng đơn vị khuyến nông vẫn phổ biến, gây ảnh hưởng đến khô bông điều. Mặt khác, thuốc bán với giá quá cao, trong khi dân mua thuốc toàn hộ nghèo, là không phù hợp”. Ông Giang kiến nghị HĐND huyện Bù Đăng “xem xét và làm rõ trách nhiệm những cá nhân, đơn vị liên quan”.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước, vụ điều năm 2016 - 2017, do thời tiết xấu, sâu bệnh hoành hành, nên hàng ngàn hộ dân trồng điều của tỉnh đã bị mất mùa. Trước tình hình đó, đầu năm 2018, UBND tỉnh quyết định hỗ trợ nông dân trồng điều bị sâu bệnh hại niên vụ 2016-2017. Tổng kinh phí hỗ trợ cho nông dân của 10 huyện thị là 44,7 tỉ đồng, cho tổng diện tích vườn điều được hỗ trợ là 22.395,2 ha. Mức hỗ trợ bình quân là 2 triệu đồng/ha.

Quyết định của UBND tỉnh ghi rất rõ: “Hạng mục hỗ trợ: Thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc bảo vệ bông và trái non theo quy trình cho niên vụ 2017-2018”. Thế nhưng, không hiểu tại sao, chuyện xảy ra ở huyện Bù Đăng, có không ít hộ dân trồng điều lại được cán bộ khuyến nông tư vấn phun thuốc huỷ hoại bông điều, trái điều (?)

CAO HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Nông dân mất mùa 600 tỉ: Bộ lên tiếng về mức phạt "gãi ngứa" với doanh nghiệp "quảng cáo láo"

Phan Anh |

Xung quanh vụ việc nông dân Hà Tĩnh bị thiệt hại 600 tỉ đồng do chủ quan dùng giống lúa được "quảng cáo láo" của Cty giống cây trồng Trung ương, đại diện Bộ NN&PTNN đã lên tiếng chính thức về mức phạt chỉ như "gãi ngứa" 25 triệu đồng với công ty này.  

Hàng loạt cán bộ bị kỷ luật vụ mất mùa lịch sử do giống Thiên ưu 8

TRẦN TUẤN |

Chiều 17.7, tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, ông Đặng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã báo cáo trước đại biểu hội đồng về nguyên nhân, kết quả xử lý kỷ luật cán bộ liên quan đến trách nhiệm trong vụ mất mùa lịch sử vụ Xuân 2017 do đạo ôn gây hại trên giống lúa Thiên ưu 8.

"Đỏ mắt" tìm quả phật thủ Đắc Sở chục triệu vì mất mùa, mưa axit

Linh Trang - ĐP |

Người dân trồng phật thủ tại Hà Nội cho biết do năm nay thời tiết không thuận lợi nên sản lượng phật thủ giảm đáng kể, quả nhỏ và xấu sắc, khó đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, hiếm hoi lắm mới có quả phật thủ dáng đẹp "long lanh" như năm trước.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.