Chưa từng có trong lịch sử khi giá dầu cao hơn giá xăng: Ứng phó ra sao?

Cường Ngô |

Thực trạng biến động giá xăng dầu liên tục thời gian gần đây đã tác động không nhỏ tới đời sống của người dân, doanh nghiệp... Theo chuyên gia kinh tế, việc áp dụng linh hoạt nhiều công cụ như giảm thuế, sử dụng quỹ bình ổn, chính sách an sinh... là những giải pháp để giúp nền kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh các nền kinh tế đang tăng tốc mạnh mẽ, cộng thêm bất ổn địa chính trị và đứt gãy chuỗi cung ứng chưa thể giải quyết, giá xăng dầu từng tăng lên mức cao vượt xa mọi dự đoán trước đó.

Mặc dù hiện tại giá nhiên liệu có phần giảm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá nhiên liệu sớm được bình ổn, viễn cảnh tăng giá vẫn đang ở trước mắt. Để ứng phó với kịch bản giá dầu tăng cao, Báo Lao Động có trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Phụng - nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) về vấn đề này.

Thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng và nhiều quốc gia Châu Âu tăng cường dự trữ xăng dầu, phục vụ cho mùa đông khắc nghiệt sắp tới. Động thái này càng làm giá dầu có nguy cơ tiếp tục gia tăng. Trong khi đó, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới, ông nhận định thế nào về vấn đề này?

- Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, giá dầu thế giới còn "leo cao" trong vài tháng tới rồi mới "hạ nhiệt". Việc này phụ thuộc lớn vào các yếu tố địa chính trị và thoả thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran.

Theo tôi, giá dầu cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam trên 2 phương diện: Thứ nhất, xăng dầu là đầu vào của nền kinh tế. Thứ hai, giá dầu cao sẽ ảnh hưởng đến thu chi ngân sách nhà nước, bởi chúng ta là nước xuất khẩu dầu thô, nhưng cũng là nước nhập khẩu dầu thành phẩm cho sản xuất, kinh doanh.

Giá dầu tăng lên đồng nghĩa với việc có cơ hội tăng thêm nguồn thu từ dầu thô, nhưng ngược lại mất đi nguồn lực kinh tế vì sử dụng giá dầu thành phẩm tăng cao.

Nếu như trước đây, khi sản lượng dầu thô khai thác tăng cao, mỗi một USD giá dầu tăng lên, chúng ta thu được 1.000 tỉ đồng từ các loại thuế. Nhưng bây giờ, do sản lượng mỏ giảm, nên mỗi một USD giá dầu tăng lên chỉ thu được khoảng 400 tỉ đồng. Như vậy, không có nhiều kỳ vọng số thu về dầu thô. Bài toán cần phải tính là khi giá dầu thành phẩm tăng, nền kinh tế của chúng ta bị ảnh hưởng như thế nào.

Thời gian qua, Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, như sử dụng công cụ thuế đối với xăng dầu. Cụ thể, hạ mức thuế bảo vệ môi trường xuống mức sàn. Trong tháng 6.2022, Bộ Tài chính đang nghiên cứu giảm thêm thuế với xăng dầu như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.

Ông Nguyễn Văn Phụng. Ảnh: V.N
Ông Nguyễn Văn Phụng. Ảnh: V.N

Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, thuế giá trị gia tăng cần phải giữ. Bởi đây là mức thuế có tác động liên ngành, liên vùng, là đầu vào - đầu ra của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế. Nhiều quốc gia trên thế giới họ rất kiêng kị điều chỉnh thuế giá trị gia tăng. Chúng ta có thể hạ thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu.

Trong 2 kỳ điều chỉnh gần đây, giá dầu diesel và dầu hoả cao hơn giá xăng. Đây là điều kỳ lạ, chưa từng có trong lịch sử điều hành giá xăng dầu. Vậy, làm cách nào để hạ giá dầu xuống, thưa ông?

- Tôi cho rằng, thuế không phải chìa khoá vạn năng để mở mọi cánh cửa; thuế cũng không phải là cây đũa thần giải quyết được mọi mâm cỗ. Chúng ta muốn ổn định kinh tế vĩ mô, phải có chính sách thuế hợp lý, chứ không phải cứ giá tăng lên là giảm thuế, bỏ thuế.

Chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng cần hạ những thuế nào trong điều kiện phù hợp với thẩm quyền của các cấp thì mới xử lý được.

Ví dụ, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt thì thẩm quyền của Quốc hội, thuế bảo vệ môi trường cũng đã giảm kịch khung, nếu muốn giảm tiếp, thẩm quyền cũng của Quốc hội.

Bên cạnh tính toán giảm thuế, chúng ta còn công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để đảm bảo cho việc điều hành kinh tế vĩ mô, cho sản xuất kinh doanh. Những lúc giá dầu căng thẳng như hiện nay - cần phải sử dụng linh hoạt nhiều công cụ. Từ việc giảm thuế, Quỹ bình ổn giá đến công cụ hành chính trong điều hành thị trường.

Vậy làm cách nào để ứng phó với biến động giá dầu thế giới hiện nay?

- Tôi cho rằng, các giải pháp thuế trong năm 2022, chúng ta đã sử dụng hết. Nếu sửa đổi thì sẽ áp dụng cho năm 2023. Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nên sử dụng các công cụ khác như giãn nợ, khoanh nợ, trợ giá xăng dầu cho một số đối tượng yếu thế, chịu tác động trực tiếp từ việc giá dầu tăng cao như ngư dân bám biển, hay đồng bào vùng sâu vùng xa; hoặc sử dụng các nguồn năng lượng khác để thay thế xăng dầu, như sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. 

- Cảm ơn những chia sẻ của ông!

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Lý do khiến giá xăng mất cơ hội về hơn 21.000 đồng/lít

Anh Tuấn |

Chính vì Liên bộ Công Thương - Tài chính trích lập Quỹ bình ổn, nên giá xăng E5 mất cơ hội về 21.779 đồng/lít; còn xăng RON95 mất cơ hội về 22.717 đồng/lít.

Toàn cảnh giá xăng dầu 2022: Tiếp tục lao dốc, xăng về mức thấp nhất năm

Bảo bình - dương anh |

Chiều 12.9, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh hơn 1.000 đồng/lít so với lần điều chỉnh trước. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 xuống mức 22.230 đồng/lít; xăng RON 95-III 23.210 đồng/lít.

Giá xăng dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít, về mức thấp nhất từ đầu năm

Cường Ngô |

Từ 15h chiều 12.9, Liên bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Xăng E5 RON 92 giảm 1.120 đồng/lít, dầu DO giảm 1.000 đồng/lít.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.