Chuyển đổi xanh và xu hướng tất yếu của thế giới

Quý An |

Quá trình chuyển đổi xanh là một nỗ lực chưa từng có của các quốc gia nhằm giảm lượng khí thải carbon toàn cầu. Điều này không chỉ đòi hỏi sự chuyển đổi nền kinh tế trên quy mô lớn mà còn cả sự đồng thuận trong hành động và cũng là thách thức lớn hơn so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.

Cuộc cách mạng xanh

Việc thiết lập chính sách để tạo đà cho quá trình chuyển đổi xanh sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh kinh tế, thể hiện qua các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng như GDP và lạm phát.

Được coi là “một trong những sự chuyển đổi kinh tế triệt để nhất trong lịch sử”, Thỏa thuận Paris 2015 là kế hoạch được lên chi tiết nhằm giảm lượng khí thải 46% vào năm 2030. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều chưa có sự đồng thuận rõ ràng.

Để hạn chế biến đổi khí hậu, tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - năng lượng, giao thông, nhà ở, nông nghiệp, sản xuất và thậm chí cả dịch vụ - sẽ phải thay đổi nhanh chóng trong hai đến ba thập kỷ tới.

Theo ước tính của ngân hàng Barclays, chi phí cho quá trình chuyển đổi xanh dao động từ 100.000-300.000 tỉ USD từ nay đến năm 2050. Trên cơ sở hàng năm, mức đầu tư sẽ tương đương với 2-8% GDP toàn cầu, một con số đáng kể nhưng không phải là không khả thi.

Chuyển đổi xanh là một quá trình cấp thiết, khi ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến các lĩnh vực kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là nông nghiệp khi đe dọa nguồn cung lương thực do mất mùa, lũ lụt, làm tăng nguy cơ mất an ninh lương thực.

Nếu quá trình chuyển đổi xanh thành công, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ được hưởng lợi.

Các quốc gia cùng nhau hành động

Theo dữ liệu do Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Kinh tế (UNCTAD) công bố, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Singapore, Thụy Sĩ và Hà Lan là các quốc gia có sự chuẩn bị tốt nhất để sử dụng, áp dụng hoặc thích ứng với các công nghệ tiên tiến cho quá trình chuyển đổi xanh.

Cách đây một năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), qua đó duyệt ngân sách 369 tỉ USD cho cơ sở hạ tầng năng lượng xanh. Nhờ các ưu đãi thuế, các dự án năng lượng mới đã được hoàn thành, khác với tình hình trước đó khi các doanh nghiệp phải vật lộn với chi phí.

Ở các khu vực khác trên thế giới, Liên minh châu Âu đặt ra hàng loạt chính sách mới như Thỏa thuận Xanh và Luật Khí hậu EU nhằm cắt giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt được mức trung hòa về khí hậu vào năm 2050.

Trợ cấp và giảm thuế là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ xanh như xe điện, tấm pin mặt trời hoặc năng lượng tái tạo. Các chính phủ cũng đang cung cấp các khoản trợ cấp và tài trợ cho các viện nghiên cứu, tổ chức học thuật để thúc đẩy đổi mới và phát triển các công nghệ mang tính cách mạng như năng lượng tái tạo, giảm phát carbon, quản lý chất thải và sử dụng năng lượng hiệu quả.

Đức cam kết đầu tư 2,5 tỉ Euro vào cơ sở hạ tầng xe điện. Tại Trung Quốc, ba nhà khai thác xe buýt lớn được khuyến khích chuyển đổi sang xe điện thông qua khoản trợ cấp hàng năm 75.500 USD cho mỗi phương tiện. Tại Việt Nam, công suất lắp đặt điện mặt trời đã tăng 2,435% kể từ năm 2019.

Nguồn đầu tư cho năng lượng xanh cũng chú trọng vào các giải pháp bảo vệ thiên nhiên, nông nghiệp để tạo ra hệ thống lương thực bền vững - bao gồm trồng rừng, phục hồi vùng đất ngập nước, phòng chống cháy rừng và tưới nước. Ví dụ, chính phủ Pakistan dành khoảng 1 tỉ USD trong 4 năm tới cho chương trình trồng rừng, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động phổ thông.

Quý An
TIN LIÊN QUAN

Thực thi các biện pháp mạnh mẽ để thúc đẩy chuyển đổi xanh

PGS.TS BÙI HOÀI SƠN - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội |

Chuyển đổi xanh là một trong những chương trình chính trong khuôn khổ cuộc họp của Đại hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA). Đồng hành với Chính phủ các nước, AIPA mong muốn thúc đẩy các hành động về khung khổ pháp lý và thực tiễn để quá trình này được thực hiện nhanh hơn...

Đưa môi trường trở thành một lĩnh vực kinh tế mới trong chuyển đổi xanh

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh mục tiêu phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp; đưa môi trường trở thành một lĩnh vực kinh tế mới trong quá trình thực hiện chuyển đổi xanh.

Net Zero – Chuyển đổi xanh không chỉ là cuộc chơi xa xỉ của người giàu

Lan Hương |

Net Zero là cuộc chơi toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng chuẩn bị hành trang để không bỏ lỡ. Việt Nam là nước xuất khẩu lớn sang các thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật... Các quốc gia này đều đòi hỏi doanh nghiệp phải giảm phát thải. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi của thế giới”, ông Hoàng Thái Sơn – Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính cho biết.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.