HẬU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN DO FORMOSA GÂY RA:

Đào tạo nghề, việc làm để ổn định cuộc sống người dân

T.TUẤN-H.THƠ-Đ.THÀNH |

Cùng với chủ trương miễn giảm học phí cho học sinh ở vùng biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, gần đây Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có công văn hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngay sau khi có công văn hướng dẫn này, các tỉnh bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển đã có những chỉ đạo sát sao, nhằm giúp người dân ở các vùng biển sớm có cuộc sống ổn định và nghề nghiệp tạo thu nhập.

Nhiều hỗ trợ cho đào tạo nghề

Để đảm bảo việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân vùng bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển năm 2016, hiện UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đã bám sát công văn hướng dẫn của Bộ LĐTBXH để áp dụng vào thực tiễn.

Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã có chủ trương đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng. Đối tượng của chương trình là người học thuộc hộ gia đình có cá nhân có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được UBND cấp huyện phê duyệt. Mức hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học. Trường hợp chi phí đào tạo lớn hơn 6 triệu đồng, người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở đào tạo. Trường hợp chi phí đào tạo bằng hoặc thấp hơn 6 triệu đồng, người học được hỗ trợ chi phí đào tạo theo số chi thực tế.

Bên cạnh đó việc hỗ trợ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cũng được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế chỉ đạo rõ ràng. Theo đó, mức hỗ trợ tối thiểu bằng mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Việc hỗ trợ tối đa không vượt quá mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Thời gian hỗ trợ đối với người học nhập học trong thời gian từ tháng 4 năm 2016-31.12.2018, thì được hỗ trợ học phí từ ngày nhập học đến khi kết thúc khóa học. Đối với người học nhập học trước tháng 4.2016 thì được hỗ trợ học phí từ tháng 4.2016 đến khi kết thúc khóa học...

Tương tự như ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, 3 tỉnh bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển cũng đã phổ biến những ưu đãi khi tham gia học nghề đối với đối tượng bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển. Ngoài ra, UBND các tỉnh còn giao cho các Sở LĐTBXH tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Quyết định 12/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động vùng biển có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Riêng tại tỉnh Quảng Trị, địa phương còn ưu tiên người lao động vùng biển xuất khẩu lao động tại thị trường Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm.

Nhu cầu học nghề lớn

Tại tỉnh Quảng Trị, nhu cầu về việc làm của người dân ở vùng biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường là rất lớn. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, địa phương đã giải quyết việc làm cho hơn 1.500 người, trong đó chỉ có hơn 230 người xuất khẩu lao động nước ngoài, làm việc ngoại tỉnh gần 400, làm việc trong tỉnh gần 1.000. Trong năm 2017, tại địa phương này đã có 29 lớp đào tạo nghề với hơn 830 người tham gia.

Sau sự cố môi trường biển, ở tỉnh Thừa Thiên-Huế nhiều ngư dân ven biển có nguyện vọng để đi học nghề, nhất là thanh niên. Nắm bắt được nhu cầu đó, một số xã ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã có những thông báo về chương trình đào tạo nghề của Bộ LĐTBXH tỉnh cho ngư dân biết. Ông Ngô Văn Đủ - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang - cho biết, việc hỗ trợ cho ngư dân có nhu cầu học nghề sau sự cố môi trường biển đã được chúng tôi triển khai. “Thông tin được chúng tôi thường xuyên phát trên loa đài để người dân nắm bắt. Hiện chúng tôi cũng đã nhận được một số đơn về việc xin học nghề của người dân vùng biển. Chủ trương của xã là thực hiện tốt của phương án của Sở LĐTBXH đưa về để người dân nắm bắt và có quyền lợi tốt trong việc học nghề” - ông Đủ cho hay.

Ông Lê Tiến Dũng - PGĐ Sở LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, tỉnh Hà Tĩnh đã có kế hoạch về việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đối nghề cho đối tượng bị ảnh hưởng theo quyết định số 12 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Hà Tĩnh sẽ dự kiến hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn để chuyển đổi nghề 9.387 người. Gồm các ngành nghề đào tạo: Nuôi trồng thủy sản 1.538 người; chăn nuôi, thú y, trồng trọt 2.505 người; cơ khí, may mặc, sửa chữa điện, điện tử 1.940 người; giao thông, xây dựng 363 người; nhà hàng, khách sạn 776 người; các ngành nghề khác 2.265 người. Kinh phí thực hiện: 9.387 người x 6,33 triệu đồng/người/khóa học = 59.420 triệu đồng. Ông Hà Minh Tân - Chủ tịch UBND xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) - phấn khởi cho biết, hiện nay tại xã đang mở hai lớp dạy nghề miễn phí cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển. Đó là lớp học lái xe và nấu ăn, mỗi lớp có 50 học viên. “Họ về dạy ngay tại nhà văn hóa xã nên rất thuận lợi cho học viên của địa phương. Đó là điều rất tích cực” - ông Tân nói. Ông Tân cũng hy vọng rằng, sẽ có nhiều lớp dạy nghề phù hợp, đáp ứng yêu cầu của người dân.

T.TUẤN-H.THƠ-Đ.THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Ninh bắt kẻ chống đối xử lý vi phạm môi trường Phong Khê

Trần Tuấn |

Công an TP Bắc Ninh đã bắt khẩn cấp kẻ có hành vi chống đối xử lý vi phạm môi trường ở phường Phong Khê.

Bão số 5 Krathon rất mạnh, duy trì cấp siêu bão 24 giờ tới

AN AN |

Trong 24 giờ tới, bão số 5 Krathon vẫn duy trì sức gió mạnh cấp 16 giật trên cấp 17.

Ngư dân Quảng Ngãi nhập viện sau chuyến biển kinh hoàng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Tàu cá của ngư dân hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa nghi bị lực lượng nước ngoài tấn công khiến nhiều người bị thương nặng, phải nhập viện điều trị.

Biến mỏ đá bỏ hoang ở Hóa An thành khu du lịch 9.000 tỉ đồng?

MINH CHÂU |

Đồng Nai - Mỏ đá bỏ hoang ở phường Hóa An, TP Biên Hòa được ví như "tuyệt tình cốc" nhưng rất nguy hiểm, nhiều bạn trẻ vẫn vô tư chụp hình ngắm cảnh.

Sai phạm ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân bị kiểm điểm

HƯNG THƠ |

QUẢNG TRỊ - Liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân liên quan và tập thể bước đầu đã bị kiểm điểm trách nhiệm.

Làng đào lớn nhất Thái Nguyên xơ xác sau trận lũ lịch sử

Việt Bắc |

Thái Nguyên - Sau trận lụt lịch sử, làng đào Cam Giá (TP Thái Nguyên) lâm cảnh xơ xác khi hàng chục hecta cây trồng bị ngập úng dài ngày.