Điều gì khiến EVN lỗ gần 29.000 tỉ đồng trong 8 tháng năm 2023?

Cường Ngô |

Nhờ tăng giá điện hồi đầu tháng 5, EVN dự kiến kéo giảm số lỗ trong 8 tháng năm 2023 xuống hơn 28.700 tỉ đồng, giảm khá nhiều so với mức lỗ hơn 35.400 tỉ đồng của nửa đầu năm. Một đại diện doanh nghiệp này khẳng định, lý do khiến EVN lỗ là vì giá nguyên nhiên liệu đầu vào vẫn tăng cao trong những tháng đầu năm 2023...

Bớt lỗ hơn 8.000 tỉ đồng sau 2 tháng

Trao đổi với Báo Lao Động về tình hình tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một đại diện tập đoàn này cho biết, theo số liệu báo cáo tài chính, 8 tháng đầu năm 2023, EVN dự kiến lỗ tới hơn 28.700 tỉ đồng.

Một báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng khẳng định số lỗ 6 tháng năm 2023 của EVN hơn 35.400 tỉ đồng còn tính trong 8 tháng năm 2023, số lỗ của EVN dự kiến hơn 28.700 tỉ đồng. Như vậy, cùng với số lỗ 26.500 tỉ đồng của năm 2022, tính đến thời điểm hiện tại, công ty mẹ EVN lỗ tổng cộng khoảng trên 55.000 tỉ đồng.

Việc tăng giá điện từ 4.5 lên 1.920,3732 đồng/kWh giúp EVN có thêm 8.000 tỉ đồng. Nhưng đại diện EVN khẳng định rằng so với những khó khăn về tài chính rất lớn của năm 2022 và 2023 do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng cao thì mức tăng doanh thu này chỉ bù đắp được một phần khó khăn về tài chính của EVN trong năm 2023.

Đầu vào thị trường, đầu ra phi thị trường

Từ thông tin của đại diện EVN cho biết, lý do khiến doanh nghiệp này tiếp tục lỗ lớn trong 8 tháng năm 2023 là do kinh doanh dưới giá vốn; giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao trong mấy tháng đầu năm 2023 (mặc dù có giảm so với năm 2022). Do vậy, các chuyên gia cho rằng, cần nhìn nhận bản chất của câu chuyện giá điện trong thời gian qua.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam - giá điện do Nhà nước quyết định. Giá điện vừa qua được vận hành theo quyết sách phục vụ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tác động ở mức thấp nhất đến sản xuất, đời sống nên phải xử lý theo hướng "đầu vào cho sản xuất hình thành giá điện thì theo thị trường nhưng đầu ra thì phi thị trường".

Vì thế, việc điều chỉnh giá điện "theo cơ chế thị trường" là điều đã được Bộ Công Thương đặt ra khi soạn thảo Luật Điện lực sửa đổi, đặc biệt là trong bối cảnh phương án chuyển đổi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia về Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Đình Phước - Trưởng ban Tài chính Kế toán EVN - cho hay, theo quy định tại Quyết định số 24 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, giá điện được điều chỉnh khi có sự biến động của giá nhiên liệu (than, khí). Giá khí do cơ quan Nhà nước quy định, biến động theo giá dầu HFSO, Brent thế giới. Giá than biến động theo thị trường than nhập. Tuy nhiên, giá điện hiện nay chưa được điều chỉnh đầy đủ và kịp thời (thực tế qua năm 2022 không được điều chỉnh giá điện và năm 2023 chỉ được điều chỉnh ở mức tối thiểu).

Trường hợp nếu giá điện không điều chỉnh kịp thời trong khi giá các nhiên liệu đầu vào than, khí vẫn neo ở mức cao hoặc tăng lên, EVN sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính, ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh năng lượng. Do đó, doanh nghiệp này đề nghị Nhà nước, Chính phủ xem xét các chính sách hỗ trợ miễn giảm các khoản thuế, phí; chỉ đạo các nhà cung cấp giảm giá than, khí.

EVN không đồng tình việc tăng giá than cho sản xuất điện

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có văn bản gửi EVN về việc điều chỉnh tăng giá bán các loại than trong nước cho sản xuất điện. Về đề xuất của TKV, EVN cho rằng, năm 2022 và các tháng đầu năm nay tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính của EVN và các đơn vị thành viên gặp rất nhiều khó khăn do sự biến động tăng đột biến của giá nhiên liệu (giá than, giá khí, giá dầu). Vì vậy EVN đề nghị TKV xem xét không tăng giá than trong nước bán cho sản xuất điện, giá than trong nước trong phương án pha trộn với than nhập khẩu. C.N

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

EVN lỗ gần 29.000 tỉ đồng trong 8 tháng năm 2023

Cường Ngô |

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, tính trong 8 tháng năm 2023, số lỗ của EVN dự kiến là hơn 28.700 tỉ đồng. Trong khi đó, cả năm 2022, EVN lỗ khoảng hơn 26.000 tỉ đồng.

Bộ Công Thương lên tiếng về việc giá điện phải "cõng" khoản lỗ của EVN

Cường Ngô |

Trước những nhận định của chuyên gia kinh tế về việc giá điện phải "gánh" khoản lỗ về tỉ giá của EVN là không phù hợp, Bộ Công Thương cho rằng, giá điện cần đảm bảo bù đắp đủ chi phí thực tế hợp lý và có lợi nhuận phù hợp.

Giá điện phải "cõng" khoản lỗ của EVN: Đề xuất sai luật, chưa có tiền lệ

Anh Tuấn |

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế, không có bất kỳ quy định nào về việc được hạch toán lỗ cho các loại hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Do vậy, việc giá điện phải "gánh" khoản lỗ về tỉ giá của EVN là không phù hợp.

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Nhập khẩu gạo kỷ lục, chuyện “không có gì ầm ĩ”

Lục Tùng |

Việc Việt Nam nhập khẩu gạo tăng vọt 9 tháng đầu năm không phải là chuyện đáng lo mà còn mang lại lợi ích kép.

Hiện trạng xuống cấp của hai công viên lớn ở quận Cầu Giấy

THÙY DƯƠNG |

Thời gian tới, quận Cầu Giấy (Hà Nội) sẽ dành nguồn lực cải tạo, sửa chữa một số công trình, bao gồm hai công viên lớn trên địa bàn là Cầu Giấy và Nghĩa Đô.

EVN lỗ gần 29.000 tỉ đồng trong 8 tháng năm 2023

Cường Ngô |

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, tính trong 8 tháng năm 2023, số lỗ của EVN dự kiến là hơn 28.700 tỉ đồng. Trong khi đó, cả năm 2022, EVN lỗ khoảng hơn 26.000 tỉ đồng.

Bộ Công Thương lên tiếng về việc giá điện phải "cõng" khoản lỗ của EVN

Cường Ngô |

Trước những nhận định của chuyên gia kinh tế về việc giá điện phải "gánh" khoản lỗ về tỉ giá của EVN là không phù hợp, Bộ Công Thương cho rằng, giá điện cần đảm bảo bù đắp đủ chi phí thực tế hợp lý và có lợi nhuận phù hợp.

Giá điện phải "cõng" khoản lỗ của EVN: Đề xuất sai luật, chưa có tiền lệ

Anh Tuấn |

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế, không có bất kỳ quy định nào về việc được hạch toán lỗ cho các loại hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Do vậy, việc giá điện phải "gánh" khoản lỗ về tỉ giá của EVN là không phù hợp.