Giá điện phải "cõng" khoản lỗ của EVN: Đề xuất sai luật, chưa có tiền lệ

Anh Tuấn |

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế, không có bất kỳ quy định nào về việc được hạch toán lỗ cho các loại hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Do vậy, việc giá điện phải "gánh" khoản lỗ về tỉ giá của EVN là không phù hợp.

Cần phải bỏ ngay đề xuất này

Giá bán lẻ điện bình quân dự kiến tính thêm chênh lệch tỉ giá, lỗ sản xuất kinh doanh - những khoản vốn chưa được tính vào giá điện. Đó là điểm mới tại dự thảo quyết định sửa đổi Quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, được Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng.

Quy định này được Bộ Công Thương bổ sung dựa trên yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, khi cho rằng hiện nay chưa có cơ chế để EVN xử lý các khoản lỗ, chênh lệch tỉ giá và các chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Nhận định với Lao Động về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Thoả - nguyên Cục trưởng Cục Giá (Bộ Tài chính) cho biết, cần phải bỏ ngay đề xuất này, bởi lẽ, nó trái với quy định pháp luật về giá điện hiện hành, đặc biệt là Luật Giá 2012.

Cụ thể, Luật Giá 2012 (Khoản 1 Điều 20) quy định rõ: "`Nhà nước quản lý giá theo cơ chế thị trường, với nguyên tắc xuyên suốt là giá phải "đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ".

Không có bất kỳ quy định nào là được hạch toán lỗ do khách quan hay chủ quan cho bất cứ loại hàng hoá, dịch vụ nào trong nền kinh tế.

Giá bán lẻ điện bình quân tăng đều qua các năm. Ảnh: Văn Thắng
Giá bán lẻ điện bình quân tăng đều qua các năm. Ảnh: Văn Thắng

"Đây cũng là điều chưa có trong tiền lệ", ông nói và dẫn chứng, năm 2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo lỗ hơn 26.000 tỉ đồng. Nếu được tính hết khoản lỗ này vào giá thì mức giá mới phải tăng hơn không dưới 20%. Việc lỗ của EVN có trách nhiệm của cả EVN và Bộ Công Thương.

Theo đó, EVN phải mua đầu vào để sản xuất, đầu vào theo thị trường, dầu, than, khí... Đầu ra thì ổn định, không được tăng. Đương nhiên khi đó chi phí sản xuất cao hơn giá bán ra. Như vậy lỗ là tất yếu. Tuy nhiên, không ai cộng lỗ đó vào giá mà EVN phải tự xử lý dòng tiền đó.

"Quyết định 24 của Thủ tướng đã quy định rõ được phép 6 tháng điều chỉnh giá điện một lần nếu chi phí đầu vào thay đổi, biến động. Nếu điều chỉnh tăng 3% sẽ do EVN tự quyết định, còn 10% trở lên sẽ do Thủ tướng quyết định.

Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Nhưng tại sao EVN không điều chỉnh? Được quyền điều chỉnh giá 3% thuộc thẩm quyền mà EVN không dám làm thì đó là trách nhiệm của ngành điện", ông Thoả nói.

Phải tách bạch và thị trường hóa các khâu trong kinh doanh điện

Nói về giải pháp, ông Nguyễn Tiến Thoả cho rằng, về tổng quát là phải công khai lộ trình, kết quả tái cơ cấu ngành điện để giảm độc quyền ở những khâu còn độc quyền, trừ truyền tải. Công khai kết quả kiểm toán hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu nguồn, tỷ trọng tiêu dùng điện.

Về cụ thể là công khai cách tính giá thành, giá bán một cách chi tiết, cụ thể từng yếu tố, từng khoản mục theo quy định của pháp luật.

TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, khoản lỗ 26.000 tỉ đồng trong năm 2022 do tác động của giá than, giá khí và các chi phí đầu vào trong khâu sản xuất điện tăng cao là đúng.

Do vậy, cần làm rõ vai trò của EVN trong đánh giá, dự báo về xu hướng giá, hoạt động quản lý, đàm phán mua điện của các nhà cung cấp để góp phần giảm lỗ.

Phó Viện trưởng VEPR góp ý, cơ quan quản lý cần bóc tách các khâu phát điện, truyền tải và phân phối trong giá thành điện để minh bạch, rõ ràng hơn. Và giá điện cần nằm trong tổng thể chiến lược phát triển thị trường điện, để dần sát thị trường hơn.

"Phải tách bạch và thị trường hóa các khâu trong sản xuất, kinh doanh điện, trừ truyền tải do yếu tố đặc thù kỹ thuật, an ninh năng lượng. Còn phân phối, bán lẻ điện cần được thị trường hóa để tăng tỷ trọng đầu tư vào các dự án điện, cạnh tranh và giảm lỗ, chi phí khi tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh", ông bình luận.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Giá điện sẽ tăng sốc nếu "cõng" thêm các khoản lỗ của EVN

Cường Ngô |

Theo nhận định của các chuyên gia năng lượng, việc cộng thêm các khoản lỗ, chênh lệch tỉ giá hàng chục nghìn tỉ đồng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào giá bán lẻ điện bình quân có thể khiến giá điện tăng sốc.

Bộ Tài chính không đồng tình việc cùng chịu trách nhiệm điều chỉnh giá điện với Bộ Công Thương

Cường Ngô |

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về điện lực, trong đó có giá điện nên Bộ Tài chính đề nghị không quy định trách nhiệm về phối hợp rà soát khi điều chỉnh giá mặt hàng này.

Nếu giao quyền cho EVN điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần thì cần minh bạch

Cường Ngô |

Việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần theo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là để "phản ánh kịp thời biến động đầu vào, tránh giật cục". Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, để tránh lạm quyền, cần thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra.

Kỷ luật một số cán bộ vi phạm ở Phú Yên

Hoài Luân |

Phú Yên - Ngày 7.10, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên đã có thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25 của UBKT Tỉnh ủy (khóa XVII).

Đoàn cấp cao Tổng LĐLĐVN làm việc với Liên hiệp toàn quốc các CĐ Nhật Bản

Ban Đối ngoại |

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dẫn đầu Đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn thăm và làm việc tại Nhật Bản từ 3 - 7.10.

Xem xét công tác nhân sự và chuẩn bị Kỳ họp thứ 8 Quốc hội

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh phiên họp thứ 38 là giai đoạn nước rút để hoàn tất các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8 sẽ khai mạc vào ngày 21.10.

Tái khởi động dự án hơn 17 tỉ đồng sau phản ánh của Lao Động

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, dự án hơn 17 tỉ đồng sửa chữa con đường lầy lội vào xã nông thôn mới đầu tiên tại Điện Biên đã được tái khởi động.

Việt Nam đón lượng khách quốc tế vượt cả năm 2023

Ý Yên |

9 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt, cao hơn con số 12,6 triệu lượt cả năm 2023.