Doanh nghiệp Việt chính thức tham gia chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ

Thế Lâm |

Trong những ngày cuối năm Canh Tý, một tin vui cho ngành sản xuất công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam là Công ty Thông tin M3 (một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân Đội, Viettel) trở thành doanh nghiệp Việt chính thức cung ứng cho Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Meggitt (Anh quốc).

Từ “lãnh địa” của các doanh nghiệp FDI…

Thông tin Công ty Thông tin M3 (viết tắt M3) chính thức tham gia chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu hẳn nhiên là một tin cực kì tốt lành. Tuy nhiên, nếu nhìn lại hành trình của ngành sản xuất công nghiệp hàng không vụ trụ tại Việt Nam, mới thấy hết ý nghĩa của sự kiện trên.

Trên thực tế, từ nhiều năm trước, một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã tham gia sản xuất, cung ứng linh kiện máy bay cho hai hãng hàng không hàng đầu thế giới là Airbus, Boeing. Tuy nhiên, đó hầu hết là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Cụ thể, năm 2014, Công ty Nikkiso Việt Nam đã chính thức được Airbus chọn lựa để sản xuất các linh kiện máy bay cho hãng này. Và từ tháng 8.2014, Nikkiso Việt Nam sản xuất xà dọc bằng composite của cánh máy bay và các tấm chắn của thiết bị đầu cánh Sharklet cho dòng máy bay Airbus A320 thế hệ mới nhất thời điểm đó.

Tại sự kiện công bố, ông Jean-Francois Laval - Phó Chủ tịch điều hành khu vực châu Á của Airbus - cho rằng, Công ty Nikkiso Việt Nam sản xuất linh kiện cho Airbus đã đưa Việt Nam vào bản đồ chuỗi cung ứng linh kiện của ngành công nghiệp hàng không thế giới.

Tiếp đó vào cuối tháng 3.2019, Tập đoàn Universal Alloy Corporation (UAC, Mỹ) đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ tại Đà Nẵng với tên gọi Đà Nẵng Sunshine, tại Khu công nghệ cao xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, với vốn đầu tư 170 triệu USD.

Nhà máy Đà Nẵng Sunshine khi đi vào hoạt động (dự kiến từ năm 2020) sẽ sản xuất 4.000 chi tiết máy bay các loại phục vụ xuất khẩu cho các tập đoàn hàng không lớn là Airbus, Boeing. Mục tiêu năm 2021 giá trị xuất khẩu sẽ là 25 triệu USD, và đạt 85 triệu USD vào năm 2022…

… đến bước tiến của doanh nghiệp công nghệ Việt

Hai dự án đưa Việt Nam bước vào chuỗi cung ứng của ngành hàng không vũ trụ toàn cầu cách nhau 5 năm. Song trên thực tế, đó lại là những doanh nghiệp vệ tinh của các tập đoàn, công ty nước ngoài. Chuỗi cung ứng ngành hàng không vũ trụ toàn cầu trong hàng chục năm qua, vốn dĩ như là “lãnh địa” của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Với trường hợp M3 trở thành nhà cung ứng cho Meggitt, có ý nghĩa làm thay đổi thực tế trên. Đó là, lần đầu tiên một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam được lựa chọn và công nhận đủ điều kiện sản xuất các linh kiện, thiết bị hàng không vũ trụ cho một tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới là Meggitt.

Theo chia sẻ từ phía Viettel, để được Meggit chấp thuận là đơn vị cung ứng, M3 đã xây dựng quy trình công nghệ, chế thử, xây dựng các bài đo để đo kiểm và thử nghiệm các sản phẩm mẫu FAI (First Article Inspection) - công đoạn kiểm chứng thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo và phương pháp thực hiện. Đây là bước khó khăn nhất vì tất cả các sản phẩm đều được yêu cầu rất khắt khe về nguồn gốc vật liệu, dung sai, chất lượng xử lý bề mặt…

Giấy chứng nhận như một “giấy thông hành” để doanh nghiệp Việt bước vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu.
Giấy chứng nhận như một “giấy thông hành” để doanh nghiệp Việt bước vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu.

Meggitt cũng đã cử chuyên gia Reid Parker (người Mỹ) sang giúp các kĩ sư Viettel hoàn thiện kĩ thuật công nghệ trong quá trình xây dựng hệ thống đạt chứng chỉ Quản lý Chất lượng Quốc tế AS9100D trong lĩnh vực Hàng không Vũ trụ (2019)

Chứng chỉ này, được cấp có thời hạn từ ngày 1.10.2019 đến hết ngày 30.9.2022. Một nội dung rất quan trọng được ghi rõ trong chứng nhận là, M3 sẽ “sản xuất và lắp ráp các bộ phận kim loại chính xác, khí nén và thủy lực hệ thống đường ống và các bồn chứa áp suất cao cho ngành hàng không, quốc phòng và ứng dụng công nghiệp”.

Được biết, Meggitt là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất cho các lĩnh vực hàng không vận tải, công nghiệp quốc phòng và năng lượng đặc biệt. Khách hàng của Meggitt gồm hầu hết các hãng máy bay lớn trên thế giới như: Airbus, Boeing, Lockheed Martin, Raytheon Aircraft… Sản phẩm của hãng có mặt trong những máy bay dân dụng hiện đại nhất như Boeing 787 Dreamliner hay chiến đấu cơ tối tân Lockheed Martin F35 Lightning II.

Meggitt cũng đã có dự án đầu tư tại tỉnh Đồng Nai của Việt nam từ năm 1996 với pháp nhân là Công ty TNHH Meggitt Việt Nam, chuyên sản xuất cung ứng linh kiện, thiết bị cho những tập đoàn sản xuất máy bay hàng đầu thế giới gồm cả dân dụng và quân sự.

Dự án của Meggitt tại Đồng Nai đã qua 2 lần mở rộng, dự kiến tới năm 2022 sẽ sử dụng khoảng 800 lao động người Việt Nam. Được biết, khoảng 60% linh kiện, thiết bị hàng không sản xuất tại Meggitt Việt Nam được cung ứng cho máy bay Airbus (tại Pháp, Anh, Đức) trong đó có những dòng máy bay hiện đại và mới nhất như Airbus A350, Airbus A380…; 27% cung cấp cho hãng Boeing (Mỹ).


Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp Việt chuyển đổi số trong năm 2021

Tuyết Anh |

Alibaba.com đã đánh dấu một năm hoạt động đầy năng động tại Việt Nam, với hàng loạt sáng kiến nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số, hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam vượt qua thách thức, phát triển và vươn ra toàn cầu ngay cả trong thời kỳ đại dịch.

Không "Make in Vietnam" thì Việt Nam không thể tự cường

B.T.S |

Với chủ đề "Doanh nghiệp công nghệ số - Động lực thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam”, Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2020 (tổ chức ngày 23.12) nhằm điểm lại những thành tựu về công nghệ số Việt Nam đã đạt được cũng như giải pháp về chuyển đổi số tại Việt Nam trong tương lai. Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.

“Nỗi đau con ốc vít” và sản phẩm “Make in Vietnam”

Thế Lâm |

Ngày 15.12 vừa qua, ông Nguyễn Tử Quảng - CEO của Bkav - đăng tải trên trang Facebook cá nhân câu hỏi: “Có ai còn nhớ câu nói kinh điển “Việt Nam không làm nổi con ốc vít không nhỉ?”. 5 năm trước, câu nói trên được cho là “ngoáy vào nỗi đau” của ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam.

Lô đất trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở Hà Nội bỏ cọc

CAO NGUYÊN |

Dù đã hết thời gian nộp tiền nhưng đến nay lô đất có giá trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn chưa đóng tiền.

Hà Nội tắc đường cả cây số, người dân ì ạch di chuyển

Nhóm PV |

Tối 16.9, nhiều tuyến đường tại Hà Nội tắc cứng do giờ tan tầm và lượng người đổ ra đường đi chơi Trung thu.

Nga dồn ép quân Ukraina khỏi Kursk theo nhiều hướng

Song Minh |

Lực lượng Ukraina ngày càng bị đẩy lùi khỏi nhiều khu định cư ở tỉnh Kursk của Nga.

Cho thôi việc Bí thư huyện Vĩnh Cửu theo nguyện vọng

MINH CHÂU |

Ông Nguyễn Văn Thuộc - Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai chấp thuận cho thôi việc theo nguyện vọng.

Doanh nghiệp gồng mình hồi phục sau bão số 3

Anh Tuấn |

Sau khi bão số 3 (Yagi) đi qua, nỗ lực phục hồi sản xuất - kinh doanh là công việc được nhiều doanh nghiệp ưu tiên thực hiện.