“Đón sóng” chuyển dịch FDI: Làm sao để hiệu quả?

CAO NGUYÊN |

Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch COVID-19 kèm theo đó là những chính sách tích cực nhằm khôi phục kinh tế đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn kinh tế lớn toàn cầu. Với lợi thế này, câu hỏi được đặt ra là cần làm gì để cuộc dịch chuyển đầu tư FDI sẽ chọn "bến đỗ" là Việt Nam và các DN Việt cần nhìn nhận và tận dụng cơ hội này ra sao?

Tại Tọa đàm "Việt Nam sẵn sàng đón sóng dịch chuyển vốn FDI: Cơ hội và thách thức" đã diễn ra chiều 30.6 và các chuyên gia, đại diện DN cho rằng, với tình hình đại dịch COVID-19 hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ tự lựa chọn, trong đó có việc giảm bớt đầu tư ở Trung Quốc và chuyển dần sang các hướng khác, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, làm sao để các DN Việt đón “làn sóng” này một cách hiệu quả nhất thì hoàn toàn không dễ.

TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần giữ được 3 mục tiêu nhất quán và lâu dài. Thứ nhất là việc phát triển kinh tế xã hội đất nước hùng mạnh. Thứ hai là xây dựng nền kinh tế tự cường. Thứ ba là đảm bảo an ninh, xã hội, quốc phòng của đất nước và văn hóa dân tộc.

"Bao giờ cũng phải đặt mục tiêu sử dụng người ta nhưng phải xây dựng được nền kinh tế tự lực, tự cường" - ông Thắng khẳng định. "Mình phải biết bảo vệ mình, biết bảo vệ để chúng ta lớn mạnh và không bị phụ thuộc".

Cũng theo TS. Phan Hữu Thắng, với tình hình đại dịch COVID-19 như vậy thì tình hình thị trường mỗi nước đều thay đổi. Nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc sẽ tự lựa chọn, sẽ giảm bớt đầu tư ở Trung Quốc và chuyển dần sang các hướng khác, trong đó có Việt Nam.

Cùng bàn về vấn đề này ông Nguyễn Văn Toàn - Phó chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, Việt Nam cần tiếp thu luồng vốn mới nhưng có cách tiếp cận khác mới có thể tham gia vào chuỗi giá trị. Và cần tham gia vào các chi tiết có hàm lượng công nghệ cao. Phải làm được những chi tiết mà nếu không có nó thì không thành sản phẩm được.

Nói về các giải pháp tổng thể, GS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, để thu hút FDI hiệu quả hơn, tất cả đều phải cùng chuyển động.

Ông nói, cả bộ máy phải chuyển động, cả bộ phận công chức phải chuyển động, cả đội ngũ doanh nghiệp phải chuyển động thế nào để cho những người lao động phải tham gia một cách tích cực vào cuộc cải cách này thì chúng ta mới có thể thành công.

Đồng quan điểm với các diễn giả trước đó về sự thận trọng trong cơ hội đón sóng FDI hậu COVID-19, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse cho rằng Việt Nam từng đi làm thuê và đã phải trả những cái giá rất đắt khi trở thành nơi gia công cho nước ngoài. Những mặt trái của sản xuất, đặc biệt là ô nhiễm môi trường, vẫn đang khiến người Việt phải trả giá.

Theo ông Phú, nhận vốn đầu tư FDI cũng cần phải có nghệ thuật. Trong giai đoạn đầu, việc chấp nhận làm gia công là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trong quá trình làm thuê đó, cần học hỏi được về công nghệ, học cách làm chủ, hiểu nhu cầu khách hàng ở từng thị trường để sau này xây dựng thương hiệu và có thể bán vào những thị trường đó để trở thành ông chủ.

Thẳng thắn nhìn vào đợt dịch chuyển chuỗi cung ứng lần này, ông Phú cho rằng dịch chuyển nhà máy là rất khó. Trong khi các công ty trên toàn cầu co cụm vì dịch bệnh, việc mở thêm các nhà máy ở Việt Nam cũng là điều khó. Chính vì vậy, cái dễ nhất mà Việt Nam có thể đón chính là dịch chuyển đơn hàng sang sản xuất ở Việt Nam.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Đón FDI: “Dọn tổ đón đại bàng”, cũng nên “rắc thóc cho chào mào, chim sẻ”

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Đoàn Hải Phòng) khuyến nghị không vì quá tập trung vào đón các nhà đầu tư ngoại, mà chúng ta “bỏ rơi” những doanh nghiệp nội địa.

Doanh nghiệp FDI "lỗ giả, lãi thực": Ngân sách thất thu hàng chục nghìn tỉ

Phạm Dung |

Nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam dù báo lỗ liên tục trong nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Từ đó, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hành vi “chuyển giá” của các doanh nghiệp này và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý.

Đón sóng FDI, kích cầu tiêu dùng trong nước

Nhóm phóng viên |

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp tổ chức cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong thời gian tới đây, Việt Nam phải tập trung vào 5 mũi giáp công là thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư công, khuyến khích tiêu dùng nội địa và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với các mũi giáp công này, thị trường Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19...

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

‘Sơ tán nhằm đảm bảo tính mạng nhân dân’

CÔNG SÁNG |

Chính quyền, cán bộ các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là công tác sơ tán, bảo vệ tính mạng của nhân dân.

Làm gì để đến năm 2030 Việt Nam tiêu thụ trên 1 triệu ôtô

Anh Tuấn |

Mức sở hữu xe bình quân đầu người năm 2023 là 63 xe/1.000 dân, Bộ Công Thương muốn năm 2030 có thể tiêu thụ được 1 - 1,1 triệu chiếc ôtô.

Hà Nội nắng gắt, dịch vụ kéo xe qua điểm ngập vẫn ăn nên làm ra

Tô Thế |

Một số điểm trên đường gom Đại lộ Thăng Long, hầm chui dân sinh vẫn ngập nước, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Việt Nam đã có vaccine sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại Hệ thống tiêm chủng VNVC

THUẬN YẾN |

Ngày 20.9, gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc đã có đầy đủ vắc xin sốt xuất huyết và triển khai tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.

Đón FDI: “Dọn tổ đón đại bàng”, cũng nên “rắc thóc cho chào mào, chim sẻ”

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Đoàn Hải Phòng) khuyến nghị không vì quá tập trung vào đón các nhà đầu tư ngoại, mà chúng ta “bỏ rơi” những doanh nghiệp nội địa.

Doanh nghiệp FDI "lỗ giả, lãi thực": Ngân sách thất thu hàng chục nghìn tỉ

Phạm Dung |

Nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam dù báo lỗ liên tục trong nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Từ đó, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hành vi “chuyển giá” của các doanh nghiệp này và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý.

Đón sóng FDI, kích cầu tiêu dùng trong nước

Nhóm phóng viên |

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp tổ chức cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong thời gian tới đây, Việt Nam phải tập trung vào 5 mũi giáp công là thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư công, khuyến khích tiêu dùng nội địa và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với các mũi giáp công này, thị trường Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19...