Dự báo thách thức, khó khăn tác động đến lạm phát trong 6 tháng cuối năm

Vũ Long (thực hiện) |

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương chia sẻ với Lao Động những dự báo thách thức, khó khăn tác động đến lạm phát trong 6 tháng cuối năm và giải pháp để kìm giữ lạm phát.

Đánh giá về tình hình lạm phát 6 tháng đầu năm 2023, TS Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh:

Qua diễn biến giá cả thị trường 6 tháng đầu năm 2023, cùng với dự kiến điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý trong năm 2023, có thể dự báo một số yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2023 như sau:

Giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao, Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên.

Bên cạnh đó, việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố các chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục sẽ tác động mạnh tới CPI.

Các yếu tố quan trọng khác như: Giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng theo quy luật vào các tháng cuối năm và dịp lễ, tết cũng tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng.

Ngoài ra, thiên tai và dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI.

Giá lương thực, thực phẩm tăng có thể tác động đến nỗ lực kìm giữ lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Ảnh: Vũ Long
Giá lương thực, thực phẩm tăng có thể tác động đến nỗ lực kìm giữ lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Ảnh: Vũ Long

Quốc hội đã thông qua việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức kể từ ngày 1.7.2023 sẽ tác động như thế nào đến việc kìm giữ lạm phát, thưa bà?

- Việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1.7.2023 từ mức 1.490.000 đồng/tháng lên mức 1.800.000 đồng/tháng sẽ kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ khác trong gia đình tăng theo. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố tác động đến việc kìm giữ lạm phát, như: EVN có thế tiếp tục tăng giá điện khi nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, than đều đã ở mức cao.

Các chương trình hỗ trợ phục hồi, giải ngân đầu tư công của Chính phủ, dịch vụ du lịch... dự kiến sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm.

Vậy, để kiểm soát lạm phát năm 2023 đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, cần thực hiện các giải pháp nào, thưa tiến sĩ?

- Để kiểm soát lạm phát năm 2023 theo đúng mục tiêu Quốc hội đề ra, cần thực hiện một số giải pháp, trong đó, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.

Đối với mặt hàng xăng dầu, cần phải đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, không để xảy ra gián đoạn nguồn cung.

Cần kiểm soát giá nguyên vật liệu đầu vào, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước dần thay thế nguồn nhập khẩu.

Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đặc biệt cần đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát...

Theo bà, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2023 là nhờ các yếu tố nào?

- Ngoài yếu tố khách quan như giá xăng dầu, giá gas trong nước giảm theo giá thế giới, thì đối với những hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá (dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, giá điện sinh hoạt chiếm tỉ trọng 12,87% trong tổng chi tiêu dùng của dân cư) đã được Chính phủ điều hành thận trọng trong 6 tháng đầu năm 2023.

Trong đó, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất tăng học phí năm học 2022-2023 theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27.8.2021, nhưng ngày 20.12.2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP, yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học trước đó để tiếp tục hỗ trợ người dân. Theo đó, một số địa phương thực hiện đã điều chỉnh giảm mức học phí vào 6 tháng đầu năm 2023; giá dịch vụ y tế vẫn được giữ ổn định;

Mặc dù EVN đã điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 4.5.2023, tuy nhiên mức tăng này chưa tác động nhiều vào CPI 6 tháng đầu năm.

Cần phải nhấn mạnh rằng, đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm, nhóm hàng có tác động lớn tới CPI, chiếm tỉ trọng khoảng 1/4 trong tổng chi tiêu dùng của dân cư, thường xuyên được các bộ, ngành, địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn giá, nhất là mặt hàng thịt lợn.

Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt, thận trọng với mục tiêu kiểm soát lạm phát, tỉ giá VND ổn định so với USD, bảo đảm ổn định vĩ mô cùng với kinh nghiệm điều hành giá của Chính phủ là những yếu tố góp phần kiểm soát được lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2023.

Xin cảm ơn TS!

Vũ Long (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nghệ sĩ bị cáo buộc góp phần đẩy nhanh lạm phát

Thanh Hà |

Giá một số hàng hoá nhất định đang giảm nhưng giá vé cho các đêm nhạc của các nghệ sĩ lại tăng đến mức các nhà kinh tế học chú ý, theo Reuters.

Lương cơ sở tăng, chỉ số lạm phát ảnh hưởng thế nào?

Nhóm PV |

Số liệu phân tích cho thấy, từ ngày 1.7 sẽ tăng lương cơ sở nhưng các chỉ số CPI hay lạm phát vẫn trong vùng kiểm soát.

Nước lạm phát cao nhất trong các nền kinh tế phát triển

Song Minh |

Vương quốc Anh được dự báo sẽ lạm phát cao nhất so với bất kì nền kinh tế phát triển lớn nào trong năm nay.

Hình ảnh vợ chồng địu con giữa nước lũ là dàn dựng câu view

Lam Thanh |

Hà Giang - Bức ảnh cặp vợ chồng địu con nhỏ sơ tán giữa dòng nước lũ thực chất chỉ để làm content câu view.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ

Vương Trần |

Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và dân quân tự vệ đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

PHẠM ĐÔNG |

Ông Phạm Minh Hà và ông Nguyễn Việt Hùng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên từ Australia về Việt Nam

Phạm Huyền |

Chính phủ Australia công bố cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra.

Phê chuẩn ông Trần Hồng Thái giữ chức Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Trần Hồng Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.