Hạ chi phí logistics giúp nông sản Việt tăng sức cạnh tranh thêm 10%

Vũ Long |

Mặc dù không thua kém về chất lượng, nhưng chi phí logistics quá cao đã khiến nông sản Việt Nam giảm sức cạnh tranh khi xuất khẩu ra thế giới.

Chi phí logistics "ăn" hết lợi nhuận của doanh nghiệp

Nhiều lần chia sẻ với PV Lao Động, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Vina T&T Group cho biết, mặc dù doanh nghiệp đang rất nỗ lực để giảm thiểu các chi phí phụ trội, nhưng chi phí logistics đang chiếm tới 20-25% giá trị hàng hóa. Trong khi đó, trên thế giới, tỉ lệ này chỉ 14% và đặc biệt, tại Thái Lan chi phí logistics chỉ 12%.

"Chi phí logistics cao đã khiến giá nông sản Việt cao hơn các thị trường khác trên 10%, khiến nông sản Việt kém sức cạnh tranh hơn, dù chất lượng nông sản Việt không thua kém các nước" - ông Nguyễn Đình Tùng nhấn mạnh.

Nông sản Việt có chất lượng cao nhưng bị cạnh tranh về giá thành do  chi phí logistics quá lớn. Ảnh: Vũ Long
Nông sản Việt có chất lượng cao nhưng bị cạnh tranh về giá thành do chi phí logistics quá lớn. Ảnh: Vũ Long

Theo ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam, hạ tầng logistics của Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tốc độ phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu, tình trạng ùn ứ nông sản tại một số cửa khẩu đã minh chứng cho vấn đề này.

Thiếu chuỗi kho lạnh để bảo quản nông sản, hệ thống bến bãi manh mún... điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Còn nếu xuất khẩu bằng đường hàng không thì chi phí bị đội lên rất nhiều, khiến doanh nghiệp phải cắt giảm bớt lợi nhuận để duy trì đơn hàng. Điều này lý giải vì sao lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn teo tóp dù xuất đi với số lượng lớn.

"Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện nay dù có nhiều đơn hàng nhưng không dám xuất khẩu ồ ạt vì càng xuất nhiều càng lỗ. Nguyên nhân bởi ký hợp đồng khi giá thấp và thu mua xuất đi khi giá cao. Xuất khẩu nhiều nhưng doanh nghiệp không vui, thậm chí lo lắng, vì lợi nhuận không có. Tỉ lệ tới 25% giá trị hàng hóa xuất khẩu, chi phí logistics đang ăn hết lợi nhuận của doanh nghiệp" - ông Vũ Tuấn Anh nói.

Giám đốc Kinh doanh Công ty Hoàng Phát - bà Nguyễn Nam Phương Thảo cũng cho hay, giá cước vận tải từ Bangkok đi đến các thị trường quốc tế thấp hơn so với từ Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh ít nhất từ 1-1,2 USD/kg. Đây chính là yếu tố chính khiến nông sản Việt khó có thể cạnh tranh với nông sản Thái Lan, dù nông sản của Việt Nam và Thái khá tương đồng về chủng loại, chất lượng.

Phát triển logistics để nâng sức cạnh tranh của nông sản Việt

Chia sẻ với PV Lao Động, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định: Phải đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất- xuất khẩu nông sản và doanh nghiệp logistics, đặc biệt các hội viên của Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), trong việc xây dựng và phát triển hiệu quả một hệ thống logistics hướng tới phục vụ ngành hàng nông sản.

Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, hệ thống logistics của Việt Nam cần xây dựng hệ thống logistics của Việt Nam đạt những tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP (hệ thống các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm), BRC (tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm), Global G.A.P (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt) nhằm đáp ứng hàng rào kỹ thuật ngày càng nghiêm ngặt của thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường đã có các hiệp định thương mại tự do (FTA).

"Cần đặc biệt chú trọng đẩy mạnh hoạt động tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác cũng như thúc đẩy phát triển thuê ngoài dịch vụ logistics trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Đây cũng là 2 nhiệm vụ 34 và 43 trong 61 nhiệm vụ cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 theo Quyết định số: 221/QĐ-TTg ngày 22.2.2021 của Thủ tướng Chính phủ" - ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam (VLI) cũng nêu các gói giải pháp đồng bộ về hạ tầng, thể chế chính sách, nguồn nhân lực và đặc biệt là phát triển mô hình liên kết để phát triển logistics, trong đó, tăng cường và cải thiện cơ sở hạ tầng logistics chuỗi lạnh hướng tới kết nối khu vực.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp nâng cao vai trò của logistics trong bối cảnh mới

GS.TS Đặng Đình Đào (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển - ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) |

Logistics cùng với công nghệ thông tin truyền thông, dịch vụ tài chính ngân hàng và dịch vụ du lịch được coi là những ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế quốc dân và ngày càng đóng vai trò rất quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và được ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2050.

Dịch vụ logistics hoàn thiện tạo động lực cho Gia Lai phát triển

THANH TUẤN |

Ngày 20.5, UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch phát triển dịch vụ logistics giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Khi dịch vụ logistics phát triển, hoàn thiện sẽ góp phần đưa Gia Lai tăng tốc phát triển kinh tế, thành đầu tàu của khu vực Tây Nguyên.

Việt Nam xếp thứ 11 của nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Vũ Long |

Xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, ngành logistics non trẻ của Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.