Hà Nội: Nhiều công viên bị “xẻ thịt” làm điểm kinh doanh

Nguyễn Thúy |

Các hạng mục tại nhiều công viên trên địa bàn Hà Nội đang xuống cấp. Ngoài ra, tình trạng lấn chiếm làm điểm kinh doanh tại đây gây mất mỹ quan, khiến người dân bức xúc.

Theo ghi nhận của PV tại một số công viên trên địa bàn TP Hà Nội, nhiều hạng mục không chỉ xuống cấp, mà còn bị “xẻ thịt” làm điểm kinh doanh. Tại Công viên Bắc Linh Đàm (quận Hoàng Mai), nhiều điểm kinh doanh… lấn chiếm cả trong lẫn ngoài công viên.

 
Cổng vào công viên Bắc Linh Đàm, hàng quán bày bán tràn lan. Ảnh: Nguyễn Thúy

Ngay từ phía cổng vào, quán trà đá bày bán tràn lan, lộ rõ khung cảnh nhếch nhác, mất mỹ quan. Nơi trực ban thì bị bỏ hoang, một bốt khác lại được trưng dụng thành điểm cho thuê bán bình mì.

 
Nơi trực ban thành điểm cho thuê bán bánh mì. Ảnh: Nguyễn Thúy

Đi sâu vào trong, hàng ăn, quán cà phê, quán bia… đua nhau “xẻ thịt”. Ngay cả dải đất ven hồ cũng biến thành các ô trồng rau. Không chỉ vậy, cơ sở hạ tầng của công viên này hoang tàn và xuống cấp trầm trọng. Toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng đã bị cháy, vỡ, cột điện hoen gỉ. Nhiều lối đi sụt lún, hư hỏng. Khu vực vui chơi cho cho trẻ em với nhiều trò như tàu lượn, đu quay, trò xe ôtô điện, nhà bóng... đã dừng hoạt động, hư hỏng, mất an toàn nếu sử dụng.

 
Khung cảnh công viên nhếch nhác. Ảnh: Nguyễn Thúy

“Dù là doanh nghiệp lớn hay tiểu thương nhỏ cũng có những cách xẻ thịt khác nhau. Nhiều khi công an vào nhưng cũng chỉ đứng xem, có giải quyết được đâu bao nhiêu năm rồi. Nhếch nhác, chiếm dụng kinh doanh mất mỹ quan quá”, anh H.Q – người dân tại đây chia sẻ.

Công viên trở thành nơi nuôi gà. Ảnh: Nguyễn Thúy
Công viên trở thành nơi nuôi gà. Ảnh: Nguyễn Thúy

Trước đó ngay từ tháng 4.2022, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai cho biết sẽ tập trung nguồn lực để thực hiện tu bổ, cải tạo công viên.

Tuy nhiên, dù đã hết quý I/2023, việc tu bổ và cải tạo công viên Bắc Linh Đàm vẫn chưa được triển khai.

Tương tự, tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng) – công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội giờ cũng biến thành một tụ điểm kinh doanh, từ nhà hàng, tiệc cưới, siêu thị, bãi gửi xe, quán trà đá…. Thậm chí, trở thành nơi thả chó, nuôi gà.

“Công viên nhưng chả khác gì một cái chợ. Gà, chó mèo thả chạy khắp nơi. Buôn bán hàng quán tấp nập. Xe đỗ đến nửa đường, chúng tôi chỉ còn một ít không gian để đi lại. Nhiều đoạn đường hỏng nặng nhưng từ lâu đã không được sửa chữa”, bà H – người dân tại đây cho hay.

Hàng quán đua nhau “xẻ thịt” công viên. Ảnh: Nguyễn Thúy
Hàng quán đua nhau “xẻ thịt” công viên. Ảnh: Nguyễn Thúy

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô có 14 hạng mục công trình sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng như nhà hàng Queen Bee; khu nhà văn phòng; 2 sân tennis ngoài trời. Tất cả hạng mục vi phạm đều phát sinh trước năm 2013.

Cảnh tan hoang tại công viên. Ảnh: Nguyễn Thúy
Cảnh tan hoang tại công viên. Ảnh: Nguyễn Thúy

Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến tháng 9.2023, phải xử lý dứt điểm những tồn tại ở công viên này.

Thông tin với báo chí, ông Lê Hoàng Đức - Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, công tác quản lý hiện nay đang gặp khó khăn là chưa xác định được chủ thể quản lý. Vì nếu xác định được, những vi phạm đó sẽ được UBND phường làm việc trực tiếp để khắc phục tồn tại.

Thậm chí tại hồ điều hòa Thành phố Giao lưu (quận Bắc Từ Liêm), một số đối tượng còn tổ chức thành nơi thả cá, phân chia ô câu và tổ chức câu cá có thu tiền.

 
Hồ điều hoà được tận dụng trở thành những hồ câu bất đắc dĩ, phân chia ô số. Ảnh: Nguyễn Thúy

Tại đây, không khó để thấy những vệt sơn phân lô bên bờ hồ và những tấm vé dịch vụ. Anh H.N - một người câu cá ở hồ điều hòa - cho biết, mỗi ca câu 5 tiếng ở đây có giá 200.000 đồng, nếu câu cần thường giá thuê là 200.000 đồng, cần điện là 300.000 đồng. Tưởng chừng là không gian quang đãng để thư giãn, thế nhưng công viên lại nghẹt thở bởi đủ loại dịch vụ, chia 5 xẻ 7 vì những lợi ích kinh tế.

Người dân Thủ đô vốn đã thiếu không gian xanh lại càng thêm thiếu hơn.

Nguyễn Thúy
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng mới, cải tạo công viên, vườn hoa

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn được phân công làm trưởng Ban Chỉ đạo đầu tư xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025.

Công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình: 10 năm vẫn dở dang do thiếu vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình được triển khai xây dựng từ năm 2014, với quy mô gần 1.500m2. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai xây dựng, đến nay, dự án vẫn dở dang do thiếu vốn và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Hàng loạt cây cổ thụ mục ruỗng, chết khô trong Công viên Bách Thảo

PHƯƠNG ANH |

Hà Nội - Nhiều cây cổ thụ có tuổi đời hơn 100 năm như muồng ngủ, dáng hương ấn... trong Công viên Bách Thảo rơi vào tình trạng mục ruỗng, chết khô.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.