Hà Tĩnh đẩy mạnh đầu tư, khai thác tối đa lợi thế tỉnh ven biển

TRẦN TUẤN |

Là địa phương có bờ biển dài 137km, những năm gần đây tỉnh Hà Tĩnh đã chú trọng đầu tư, phát triển kinh tế xã hội với các ngành nghề khai thác chế biến hải sản, dịch vụ du lịch, vận tải cảng biển.

Hiệu quả từ vươn khơi đánh bắt

Ngày 26.1, ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Thủy sản Hà Tĩnh cho hay, hiện toàn tỉnh Hà Tĩnh có 3.675 tàu cá được đăng ký. Trong đó, đội tàu hoạt động tại vùng lộng (chiều dài từ 12m đến dưới 15m) có 645 chiếc; đội tàu hoạt động vùng khơi (dài từ 15m trở lên) có 114 chiếc; loại tàu dưới 12m có 2.916 chiếc, chiếm hơn 79% tổng số tàu.

Sản lượng khai thác năm 2021 là 38.628 tấn, đạt 106,42% kế hoạch. Trong đó, khai thác biển đạt 33.788 tấn, khai thác nội địa đạt 4.840 tấn mang lại tổng giá trị sản xuất đạt 1.810 tỉ đồng.

Cũng theo ông Hoàng, những năm gần đây, cơ cấu nghề khai thác thủy sản Hà Tĩnh đang chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển các loại nghề có tính chọn lọc cao, ít gây hại đến ngư trường, ngư dân đầu tư tàu công suất lớn, vươn khơi bám biển dài ngày, khai thác các loài thủy sản có giá trị cao.

Theo kế hoạch, năm 2022, tỉnh Hà Tĩnh sẽ đầu tư xây dựng, nâng cấp các cảng cá Cửa Nhượng, Thạch Kim, Cửa Khẩu, Cửa Hội  với tổng kinh phí 400 tỉ đồng để góp phần thúc đẩy phát triển ngành thủy sản.

Đầu tư, khai thác du lịch biển

Về du lịch biển, Hà Tĩnh có đến 7 bãi tắm đẹp gồm Xuân Thành (Nghi Xuân), Xuân Hải (Lộc Hà), Thạch Hải (Thạch Hà), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh), Kỳ Ninh, Hoành Sơn (thị xã Kỳ Anh). Trong đó, nổi tiếng, thu hút khách du lịch nhiều nhất vẫn là biển Thiên Cầm, Xuân Hải, Thạch Hải, Xuân Thành.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi, lưu trú của du khách khi về tắm biển, thời gian qua, không chỉ các doanh nghiệp mà người dân địa phương ở Hà Tĩnh cũng đã mở nhiều nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí ở các bãi tắm đó.

Tại biển Xuân Thành hiện có khu phức hợp nghỉ dưỡng du lịch - văn hóa - thể thao - giải trí Hoa Tiêu Paradise được đầu tư quy mô, hiện đại với tổng vốn 3.000 tỉ đồng. Ở đó có sân golf Xuân Thành là sân golf đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này ở tỉnh Hà Tĩnh đã đi vào hoạt động.

Tại biển Xuân Hải, có Tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Sót quy mô 24ha với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỉ đồng, được đầu tư theo tiêu chuẩn 5 sao, với hệ thống 42 căn biệt thự thiết kế theo phong cách đương đại, sang trọng và hệ thống tiện ích cao cấp, gồm: Bể bơi, khu spa, chuỗi nhà hàng, phòng họp, khu vui chơi giải trí...

Theo Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hà Tĩnh, trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, ngành du lịch Hà Tĩnh phát triển khá sôi động. Như năm 2019 thu hút hơn 3,8 triệu lượt khách. Trong đó, lượng khách lưu trú đạt gần 1,8 triệu người. Doanh thu dịch vụ du lịch năm 2019 đạt 5.600 tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 3.900 lao động trực tiếp trong ngành du lịch và hơn 13.200 lao động gián tiếp. Trong 2 năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hoạt động du lịch Hà Tĩnh khó khăn. Tuy nhiên, tin tưởng rằng khi dịch bệnh được khống chế và cùng với thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 thì ngành du lịch Hà Tĩnh sẽ phục hồi, phát triển khởi sắc trở lại.

Lợi thế cảng biển nước sâu

Hà Tĩnh hiện có cụm cảng biển Vũng Áng - Sơn Dương có độ sâu từ 11-22m. Là nơi lý tưởng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5-30 vạn DWT, tàu container có sức chở đến 4.000 TEU.

Lâu nay, tại cảng Vũng Áng, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt đang khai thác tối đa công suất cầu cảng số 1 và số 2. Hiện công ty này đang khẩn trương hoàn thành cầu cảng số 3 để phấn đấu đưa sản lượng hàng hóa thông qua cảng này của đơn vị đạt 6 triệu tấn/năm. Ở đây, Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn cũng đang khẩn trương thi công cầu cảng số 4, phấn đấu đưa vào khai thác vào đầu năm 2022.

Tại cảng Sơn Dương gồm có khu bến chuyên dùng, bến cho tàu trọng tải đến 35 vạn DWT nhập than, quặng, dầu thô; bến cho tàu trọng tải 3-5 vạn DWT phục vụ trực tiếp cho liên hợp luyện thép, lọc hóa dầu và cơ sở công nghiệp khác tại Khu kinh tế Vũng Áng; bến tổng hợp, container để hỗ trợ khu bến Vũng Áng.

Cảng Vũng Áng giai đoạn hoàn thiện sẽ có 17 bến. Cảng Sơn Dương giai đoạn hoàn thiện sẽ có 51 bến chuyên dùng. Với lợi thế có cụm cảng biển Vũng Áng - Sơn Dương, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa theo đường biển. KKT Vũng Áng đã và đang thu hút hiệu quả nhiều dự án đầu tư lớn. Trong đó, năm 2021 đã thu hút được Tập đoàn Vingroup vào đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất pin VINES với vốn đầu tư hơn 8.800 tỉ đồng vừa khởi công giữa tháng 12. Đó là một trong 4 dự án thuộc Tổ hợp nhà máy sản xuất ôtô và cảng biển kết hợp logistics, du lịch nghỉ dưỡng quy mô dự kiến 2.000 ha mà Vingroup có kế hoạch đầu tư tại Vũng Áng. Dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 với tổng vốn đầu tư 2,2 tỉ USD cũng đã khởi công vào cuối năm 2021.

Ông Võ Trọng Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - chia sẻ, Hà Tĩnh xác định phát triển kinh tế xã hội trên 3 trụ cột chính gồm công nghiệp nặng, công nghệ cao; dịch vụ, du lịch; đô thị.

“Dự kiến trong năm 2022 sẽ có 9 dự án cụm du lịch, đô thị đầu tư dọc tuyến ven biển Hà Tĩnh và sẽ trở thành điểm sáng của đô thị ven biển Hà Tĩnh” - ông Hải thông tin.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Trình Quốc hội gói hỗ trợ 291 nghìn tỉ để phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội

Nhóm PV |

Sáng nay (4.1), Quốc hội khoá XV khai mạc kỳ họp bất thường nhằm đưa ra những quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết những vướng mắc pháp lý cho đầu tư phát triển…

UBTV Quốc hội cho ý kiến về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế

Phạm Đông |

Sáng 31.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến lần thứ hai về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Mở cửa để không "lỡ nhịp" khôi phục, phát triển kinh tế

Hải Anh |

Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi cho rằng, nếu không mở cửa kịp thời để đón các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thì sẽ "lỡ nhịp" khôi phục, phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi sau dịch COVID-19.

Đưa vùng ĐBSCL trở thành trung tâm phát triển kinh tế bền vững

Cường Ngô |

Nói về định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia cho rằng, cần đưa vùng này phát triển mạnh mẽ theo hướng bền vững, tiếp tục đổi mới về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).