Hàng loạt khu công nghiệp bị bỏ hoang: Lãng phí lớn nguồn lực nhà nước

Văn Nguyễn |

Trái ngược với tình trạng nhiều địa phương đang phải đau đầu tìm cách mở rộng diện tích đất công nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh xuất, thì thực tế lại có không ít các khu công nghiệp được giao đất ở vị trí thuận lợi, gần trục đường lớn, thậm chí được đầu tư bài bản đang bị bỏ hoang hoặc không có người đến thuê. Vậy làm sao khắc phục được tình trạng hàng trăm hecta đất khu công nghiệp bị bỏ hoang gây lãng phí rất lớn nguồn lực của nhà nước.

Các dữ liệu mới nhất vừa được Vụ Quản lý các Khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố cho thấy, tính đến cuối tháng 6.2020, cả nước có 336 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 97,8 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp đạt gần 66 nghìn hécta. Trong số này, có 261 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 68,7 nghìn hécta và 75 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng với tổng diện tích khoảng 29,1 nghìn hécta.

Ngoài ra cả nước còn có 17 khu kinh tế (KKT) ven biển được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước đạt khoảng hơn 845 nghìn hécta, diện tích đất cho thuê trong các khu chức năng trong KKT đạt trên 40 nghìn hécta.

Đáng chú ý trong các KKT cũng có 38 KCN được thành lập với tổng diện tích khoảng 16,6 nghìn hécta, diện tích đất công nghiệp đạt gần 10 nghìn hécta và đến nay có 20 KCN trong số này đang hoạt động với tổng diện tích khoảng 8,5 nghìn hécta và 18 KCN đang xây dựng với tổng diện tích đạt khoảng 8,1 nghìn hécta.

Con số gây nhiều chú ý theo thống kê của Vụ Quản lý các KKT là tỉ lệ lấp đầy của các KCN đang hoạt động hiện nay đang có xu hướng tăng dần lên theo từng năm và kết quả này cho thấy hiệu quả hoạt động của các KCN đang được cải thiện rõ rệt.

Dữ liệu thống kê cho thấy tính đến cuối tháng 6.2020, tỉ lệ lấp đầy tại các KCN của Việt Nam đạt 76%, tăng 3% so với tỉ lệ lấp đầy 73% vào cuối năm 2018 và tăng mạnh so với tỉ lệ lấp đầy cách đây 5 năm - 67% vào cuối năm 2015 theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tuy nhiên theo báo cáo của Tập đoàn CBRE, trong khi tỉ lệ lấp đầy tại các KCN nằm trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng kinh tế thường rất cao, lên tới 83 - 91%, các KCN ở các tỉnh xa vùng kinh tế, như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình, Quảng Ninh ở phía Bắc và Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu lại chỉ có tỉ lệ lấp đầy thấp 58% tại các tỉnh phía Nam và 76% tại các tỉnh phía Bắc vào thời điểm cuối năm 2019.

Thực tế theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, trên địa bàn nhiều tỉnh thành cả nước như Thái Nguyên, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk hay tại Đồng bằng sông Cửu Long còn xuất hiện hàng loạt KCN không thể đi vào hoạt động, hoạt động nhưng chỉ có một vài doanh nghiệp thuê đất hoặc bị bỏ hoang, trở thành chỗ chăn thả trâu bò dù được quy hoạch đầu tư hàng chục năm qua.

Từ thực tế trên, từ số báo này, Báo Lao Động khởi đăng loạt bài “Hàng loạt khu công nghiệp bị bỏ hoang: Lãng phí lớn nguồn lực nhà nước” nhằm phản ánh thực trạng đáng báo động về hàng loạt KCN bị bỏ hoang hoặc hoạt động kém hiệu quả, qua đó ghi nhận các đánh giá của địa phương, nhà quản lý và các chuyên gia về những nguyên nhân cụ thể.

Từ đây kiến nghị cần có giải pháp rà soát quy hoạch tổng thể và đưa ra các hướng giải pháp khắc phục trong thời gian tới đây nhằm sớm chấm dứt tình trạng nguồn lực của nhà nước bị lãng phí trong thời gian dài.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đất dự án bị bỏ hoang làm nhà xưởng, bãi trông xe: Sở Xây dựng nói gì?

ANH THƯ |

Báo Lao Động phản ánh, đất cấp cho các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, căn hộ cao cấp, tòa nhà trung tâm thương mại, văn phòng trên địa bàn các quận, huyện ở Hà Nội đang bị “hô biến” thành các nhà xưởng tạm, bãi trông giữ xe, gara ôtô.

Công viên nước Tuổi Trẻ bỏ hoang 13 năm bị "xẻ thịt" làm điểm kinh doanh

Tùng Giang - Tạ Quang |

Công viên nước Tuổi trẻ được xây dựng từ năm 2002 với nhiều hạng mục như vòng quay mặt trời, cầu trượt nước, hồ tạo sóng, sông lười, bể vầy... Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm hoạt động thì công viên đóng cửa, nhiều diện tích quy hoạch cây xanh bị “xẻ thịt” thành những công trình kiên cố để kinh doanh.

Bỏ hoang cụm công nghiệp, dân thuê đất… trồng dưa hấu

NGUYỄN TRI |

Cụm công nghiệp Cầu Nước Xanh được quy hoạch với kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế ở huyện Tây Sơn nói riêng và Bình Định nói chung. Nhưng sau khi hình thành gần 10 năm, nơi đây vẫn đìu hiu. Hơn 40ha đất bỏ hoang, nông dân phải thuê lại để làm nông nghiệp.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.