Hàng loạt ki ốt trên đất vàng tại TP Vinh kinh doanh ế ẩm

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Các tuyến phố kinh doanh một thời rất sầm uất trên các khu đất “vàng” ở TP Vinh như Cao Thắng, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong… đồng loạt rơi vào tình trạng ế ẩm, vắng khách.

Sáng 20.3, phóng viên trực tiếp khảo sát tại một số tuyến phố kinh doanh tại TP. Vinh để ghi nhận tình hình hoạt động tại đây. Theo quan sát, dù chưa đến thời gian nghỉ trưa, nhưng nhiều ki ốt dọc các tuyến đường lớn Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai… vẫn đóng cửa.

Một chủ ki ốt thông báo cho thuê trên đường Nguyễn Văn Cừ. Ảnh: Quang Đại
Một chủ ki ốt thông báo cho thuê trên đường Nguyễn Văn Cừ. Ảnh: Quang Đại

Nhiều ki ốt dán thông báo cho thuê kèm theo số điện thoại. Một số ki ốt kinh doanh dịch vụ đang hoạt động thì rơi vào tình trạng vắng khách, đìu hiu.

Ông Phạm Văn Hà (45 tuổi), chủ một cơ sở kinh doanh hàng tạp hóa trên đường Nguyễn Văn Cừ cho biết: “Đường Nguyễn Văn Cừ có giá đất thuộc top đắt nhất TP Vinh, lên đến hàng trăm triệu đồng/m2, trước đây kinh doanh rất sầm uất, với rất nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thu hút đông khách hàng. Nhưng thời gian từ 2 năm trở lại đây, hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ rơi vào tình trạng vắng khách”.

Tình trạng kinh doanh đìu hiu tại phố Nguyễn Văn Cừ. Ảnh: Quang Đại
Tình trạng kinh doanh đìu hiu tại phố Nguyễn Văn Cừ. Ảnh: Quang Đại

Theo ông Hà, sau dịch COVID-19, sức mua giảm hẳn, các cơ sở kinh doanh dịch vụ làm ăn rất khó khăn.

Tình hình tương tự diễn ra ở các tuyến phố khác một thời cũng rất sầm uất như Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Lê nin…

Tại các tuyến đường xung quanh chợ Vinh như Cao Thắng, Trần Phú, Hồng Sơn… đều rơi vào tình trạng tương tự.

Chủ trung tâm thương mại thông báo cho thuê trên đường Hồng Sơn. Ảnh: Quang Đại
Chủ trung tâm thương mại thông báo cho thuê trên đường Hồng Sơn. Ảnh: Quang Đại

“Tôi thuê ki ốt này đã 2 năm, giá thuê 15 triệu đồng/tháng, cao hơn so với những tuyến phố khác, nhưng dạo gần đây rất vắng khách. Tôi đã trao đổi với chủ nhà để trả lại ki ốt, tìm địa điểm có giá thuê rẻ hơn” – chủ một cơ sở kinh doanh ẩm thực tại đường Lê nin cho biết.

Theo ghi nhận của phóng viên, các ki ốt kinh doanh dịch vụ dọc các tuyến đường lớn hầu hết diện tích nhỏ, một số tuyến đường cấm dừng đậu ôtô vào giờ cao điểm, nên rất bất tiện cho khách hàng đi ôtô.

Một chủ ki ốt thông báo cho thuê trên đường Lê Hồng Phong. Ảnh: Quang Đại
Một chủ ki ốt thông báo cho thuê trên đường Lê Hồng Phong. Ảnh: Quang Đại

Chị Đặng Thị Trang, 36 tuổi, trú phường Hà Huy Tập (TP Vinh) cho hay, do công việc bận bịu nên chị chủ yếu mua các hàng hóa qua mạng, trên các trang mua bán trực tuyến như Tiki, Shopee, Tiktok…

“Hàng hóa trên mạng cực kỳ phong phú, giá rất rẻ, có thể đổi trả hàng, lựa chọn thoải mái, giao hàng tận nhà, trong khi một số ki ốt hét giá cao, thái độ phục vụ không tốt, đi lại, đậu xe bất tiện, mất thời gian. Do đó hiện nay có xu hướng chuyển sang mua hàng online, nhiều người nghiện mua sắm trực tuyến, các gian hàng truyền thống càng trở nên ế ẩm” – chị Trang nói.

Ông Lê Văn Hồng, một chủ doanh nghiệp tại TP Vinh chia sẻ: “Các ki ốt kinh doanh ở các mặt đường lớn trước đây là lợi thế, nhưng nay đã trở nên khó khăn do giá cả thuê mặt bằng cao, chật chội, thiếu chỗ đậu xe. Bên cạnh đó xu hướng mua hàng online ngày càng trở nên phổ biến và có độ tin cậy nên khách hàng càng ít đến mua trực tiếp”.

“Theo tôi, đây là một xu hướng tất yếu, buộc các chủ cơ sở kinh doanh phải thay đổi để đáp ứng xu hướng mua sắm mới của khách hàng, đồng thời giải phóng tình trạng ách tắc, lộn xộn do việc kinh doanh ở các ki ốt mặt tiền gây ra” – doanh nhân Lê Văn Hồng nói.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Tiểu thương chợ truyền thống Hà Nội ế ẩm, cả ngày lãi 5 chục có khi không hoà vốn

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Sau Tết, nhiều chợ truyền thống ở Hà Nội mặc dù nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định nhưng sức mua giảm sâu. Nhiều tiểu thương dọn hàng xong ngồi nghịch điện thoại, nói chuyện phiếm, thậm chí là tập thể dục tại chỗ.

Nhiều ngành hàng tại chợ truyền thống ở TPHCM vẫn ế ẩm

HẠ MÂY |

Các chợ truyền thống trên địa bàn TPHCM đang hoạt động với nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá ổn định… Tuy nhiên, trái ngược với khung cảnh đông khách của các sạp hàng kinh doanh rau củ, thịt, cá, các sạp hàng ngành quần áo, vải, đồ khô… ở chợ truyền thống lại ế ẩm.

Giá thuê sạp tăng mạnh dù chợ ế ẩm, nhiều tiểu thương muốn bỏ chợ, về vườn

NHƯ QUỲNH - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Sau Tết, sức mua thấp, tình trạng buôn bán ế ẩm nhưng giá thuê lại sạp bất ngờ tăng gấp 2 - 4 lần khiến nhiều tiểu thương chợ Thủ Đức (TP Thủ Đức) chán nản, muốn "bỏ chợ, về vườn" vì tiền bán không đủ tiền thuê.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Tiểu thương chợ truyền thống Hà Nội ế ẩm, cả ngày lãi 5 chục có khi không hoà vốn

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Sau Tết, nhiều chợ truyền thống ở Hà Nội mặc dù nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định nhưng sức mua giảm sâu. Nhiều tiểu thương dọn hàng xong ngồi nghịch điện thoại, nói chuyện phiếm, thậm chí là tập thể dục tại chỗ.

Nhiều ngành hàng tại chợ truyền thống ở TPHCM vẫn ế ẩm

HẠ MÂY |

Các chợ truyền thống trên địa bàn TPHCM đang hoạt động với nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá ổn định… Tuy nhiên, trái ngược với khung cảnh đông khách của các sạp hàng kinh doanh rau củ, thịt, cá, các sạp hàng ngành quần áo, vải, đồ khô… ở chợ truyền thống lại ế ẩm.

Giá thuê sạp tăng mạnh dù chợ ế ẩm, nhiều tiểu thương muốn bỏ chợ, về vườn

NHƯ QUỲNH - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Sau Tết, sức mua thấp, tình trạng buôn bán ế ẩm nhưng giá thuê lại sạp bất ngờ tăng gấp 2 - 4 lần khiến nhiều tiểu thương chợ Thủ Đức (TP Thủ Đức) chán nản, muốn "bỏ chợ, về vườn" vì tiền bán không đủ tiền thuê.