Hỗ trợ doanh nghiệp vượt COVID-19, bảo đảm việc làm cho người lao động

Khánh Vũ (thực hiện) |

TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bày tỏ những ý kiến về những khó khăn và các giải pháp để duy trì tăng trưởng trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Lao Động, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: Nếu chống dịch COVID-19 như chống giặc thì trong cuộc chiến chống suy thoái và duy trì tăng trưởng cũng cần phải khẩn trương quyết liệt và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn dân. 

TS Vũ Tiến Lộc.
TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Cuộc chiến kinh tế để chống suy giảm chắc chắn sẽ kéo dài hơn cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh. Tổng thư ký Liên Hợp quốc đã nhận định: Bệnh dịch COVID-19 là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của nhân loại kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và tác động kinh tế của dịch bệnh sẽ là một cuộc suy thoái toàn cầu.

Là một nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam đứng trước những tác động vô cùng lớn từ hệ lụy của dịch bệnh COVID-19 và cuộc suy thoái toàn cầu đó.

Ông đánh giá thế nào về những tác động của dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp ở Việt Nam?

- Dịch bệnh COVID-19 đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy giảm của doanh nghiệp. Trong 3 tháng đầu năm, cả nước đã có tới gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường - con số kỷ lục từ trước đến nay. Và lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.

Theo một kết quả khảo sát nhanh của VCCI được triển khai cuối tháng 3 đầu tháng 4, thì tác động của đại dịch đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất nghiêm trọng.

Có tới gần 85% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát cho biết dịch bệnh đã làm cho thị trường tiêu thụ của họ bị thu hẹp, gần 60% doanh nghiệp cho rằng dịch bệnh khiến họ thiếu vốn và đứt dòng tiền cho kinh doanh, trên 40% doanh nghiệp cho biết đại dịch gây thiếu nguồn cung nguyên liệu, 43% doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô lao động do thiếu việc làm.

82% doanh nghiệp cho rằng doanh thu năm 2020 của họ sẽ bị sụt giảm so với năm 2019. Và có tới 30% doanh nghiệp dự báo có thể tụt giảm tới 30-50% và 22% sẽ tụt giảm trên 50%.

Chỉ có chưa đầy 1% số doanh nghiệp gia tăng lao động.

Trong cuộc chiến với COVID-19, để tồn tại và duy trì tăng trưởng, các doanh nghiệp đã làm gì để trụ vững và hỗ trợ người lao động, thưa ông?

- Theo kết quả khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp đã tích cực và chủ động triển khai các biện pháp chống dịch tại nơi làm việc theo khuyến cáo của Bộ Y tế và chính quyền các địa phương, đồng thời cố gắng nỗ lực cao nhất để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Nhiệm vụ kép” đòi hỏi những nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp. 73% số doanh nghiệp đã kịp thời có chính sách hỗ trợ người lao động trong khủng hoảng. Các doanh nghiệp nhìn chung đã chủ động, sáng tạo đưa ra các giải pháp phù hợp kịp thời trong sử dụng lao động.

Trên 60% doanh nghiệp đã áp dụng phương thức làm việc linh hoạt về thời gian cho một bộ phận lao động, 46% doanh nghiệp không cắt giảm lao động nhưng giảm giờ làm, 42% doanh nghiệp tranh thủ thời gian dịch bệnh để đào tại lại nhân lực, 41% doanh nghiệp tổ chức làm việc tại nhà.

Chỉ khoảng 20% doanh nghiệp cho biết đã buộc phải cắt giảm lao động, chấm dứt hợp đồng lao động và 21% doanh nghiệp cho biết đã phải cắt giảm lương để không phải cắt giảm lao động. Đó là những ứng xử linh hoạt đầy trách nhiệm.

Theo ông, giải pháp nào để giải quyết vấn đề việc làm sau khi dịch COVID-19 qua đi?

- Ngoài các giải pháp ngắn hạn để hỗ trợ doanh nghiệp, vấn đề quan trọng là làm sao để nâng cao năng lực của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, để họ có thể trụ vững trong thời kỳ COVID-19 và vươn lên trong thời kỳ hậu dịch bệnh đang trở thành nhiệm vụ hàng đầu của cả hệ thống chính trị và nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách đồng bộ về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực làm bệ đỡ cho doanh nghiệp lớn lên sẽ là yêu cầu quan trọng nhất, mở đường cho sự phát triển của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp ở tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Khánh Vũ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp phòng chống dịch COVID-19 cho NLĐ: Sáng tạo và hiệu quả

Nhóm pV |

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người lao động (NLĐ). Trước tình trạng trên, để vừa đảm bảo tiến độ sản xuất, vừa phòng chống dịch COVID-19 cho NLĐ hiệu quả, nhiều Cty đã triển khai các giải pháp tích cực, sáng tạo.

Hải Phòng: Hơn 22.000 lao động ngoại tỉnh sẽ phải giãn cách việc làm

Hoàng Hoan |

Sau khi thành phố Hải Phòng quyết định tất cả những người từ vùng có dịch về Hải Phòng sẽ phải đi cách ly y tế tập trung, sẽ có hơn 22.000 lao động ngoại tỉnh phải tạm nghỉ giãn việc từ ngày 6.4 đến hết ngày 15.4.

Miễn phí cho CN mất việc, giảm 50% nếu thiếu, nhỡ việc làm

Mai Dung |

Ngày 3.4, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng vận động các chủ nhà trọ trên địa bàn huyện An Dương - nơi tập trung chủ yếu công nhân các khu công nghiệp - hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ do ảnh hưởng dịch COVID-19. Đáng mừng, các chủ nhà trọ đều đồng ý sẽ giảm giá thuê trọ, thậm chí, miễn phí cho công nhân mất việc bởi dịch COVID-19.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà người dân bị thiên tai tại Hà Giang

Nguyễn Tùng |

Ngày 14.9, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) cùng đoàn công tác tới thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân viên chức lao động và người dân bị thiệt hại do lũ lụt tại Hà Giang.

Thị trường ế ẩm, bánh Trung thu truyền thống vẫn đắt hàng

Phương Anh |

Hà Nội - Trái với cảnh nhiều điểm bán bánh Trung thu ế ẩm dù giảm giá, khách vẫn xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống trên phố Thụy Khuê.

Giờ thứ 9: Trả về nguyên quán - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cô gái trẻ tiến tới hôn nhân khi vừa học hết cấp 3. Cô bị gia đình phản đối vì quyết định này. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ ra sao?

Di dời cả bản hơn 100 hộ ở Sơn La trước nguy cơ sạt trượt

Minh Nguyễn |

Sơn La - Lực lượng chức năng đang khẩn trương di dời người dân một bản ở huyện Bắc Yên để tránh nguy hiểm do xuất hiện vị trí nứt gãy có nguy cơ sạt trượt.

1 tuần sau bão Yagi, các cây xanh bị gãy đổ ở Hà Nội ra sao?

Nhật Minh |

Hà Nội - Một tuần kể từ ngày bão số 3 (bão Yagi) quét qua, nhiều tuyến phố lớn vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ.