Hồi sinh đặc sản chè Phiêng Cằm trên vùng cao Sơn La

Khánh Linh |

Sơn La - Hơn 20 năm bén rễ trên đất Phiêng Cằm, với vị chè thơm, ngon, nước màu xanh tự nhiên, vị chát dịu, đặc sản chè của huyện vùng cao Mai Sơn ngày càng được nhiều người biết đến.

Những ngày đầu thu tháng 8.2022, men theo con đường tỉnh lộ 113, PV đã có mặt tại xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, dưới ánh nắng trong trẻo, những đồi chè xanh ngát uốn lượn dần hiện ra trước mắt. Những cây chè tưởng chừng như đã mất vào 20 năm về trước, nay đã được hồi sinh và trở thành sinh kế bền vững, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân ở đất Phiêng Cằm còn nhiều gian khó.

Dẫn PV thăm những đồi chè bạt ngàn đang kỳ thu hoạch, ông Lò Văn Phúc (60 tuổi, trú tại bản Nong Tầu Thái, xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn) nhớ lại: "Giống chè ở Phiêng Cằm đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên, bà con chỉ trồng ít, nhỏ lẻ, phục vụ quy mô gia đình chứ chưa mở rộng sản xuất hàng hóa".

Người nông dân Phiêng Cằm tất bật thu hoạch chè.
Người nông dân Phiêng Cằm tất bật thu hoạch chè.

Theo ông Phúc, năm 2000, gia đình ông bắt đầu trồng khoảng 3.000m2 giống cây chè san tuyết cổ thụ. Đến năm 2002, Công ty Dịch vụ và Phát triển chè Sơn La đến đây ươm các giống chè Đài Loan, Bát Tiên, Ô Long, Kim Tuyên... để cho người dân cùng trồng, sau đó gia đình ông mở rộng thêm 4.000m2 các giống chè đặc sản vào năm 2005.

"Nhưng rồi bao năm dày công chăm sóc, đến độ thu hoạch, do đường xá đi lại khó khăn, giá cả lại rẻ mạt nên gia đình tôi cũng không chăm sóc, thế rồi diện tích chè cứ thế bị bỏ hoang, chết dần, chết mòn" - ông Phúc buồn rầu nói.

Theo tìm hiểu được biết, năm 2002, toàn xã có 20 ha chè giống Kim Tuyên, Bát Tiên, Ô Long, Đài Loan. Sau đó, diện tích cây chè từng bước được mở rộng từ 20ha lên 70ha duy trì cho đến năm 2013.

Tuy nhiên, do đường giao thông khó khăn, giá chè thu mua rẻ, nhiều diện tích bị sâu bệnh hại, Công ty đã trả lại đất cho người dân, nhiều hộ phá bỏ cây chè để chuyển sang trồng cây khác. 

Những búp chè xanh non mơn mởn.
Những búp chè xanh non mơn mởn.

Là một trong những người gắn bó với cây chè Phiêng Cằm từ những buổi ban đầu được đưa về trồng trên đất vùng cao Mai Sơn, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Chè Sơn La cho biết: "Sau khi Công ty Dịch vụ và Phát triển chè Sơn La không thành công và trả lại đất cho người dân, chúng tôi nhận thấy tiềm năng phát triển của cây chè ở vùng đất này là khá lớn nên đã đầu tư để từng bước hồi sinh chúng".

Theo bà Phượng, với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và được trồng trên độ cao 1.200m nên chè Phiêng Cằm có những khác biệt với các giống chè được trồng ở huyện Thuận Châu và Mộc Châu là nước chè xanh, mùi thơm và vị đậm đà hơn.

"Hiện nay, vùng chè nguyên liệu chính của công ty có diện tích 20ha, được giao cho 40 hộ dân tại 3 bản Huổi Nhả, Nong Tầu Mông và Nong Tầu Thái. Những hộ dân này được công ty thuê đất và giao cho họ những công việc chăm sóc như bón phân, cắt cỏ, phun thuốc, thu hái giúp tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân" - bà Phượng nói thêm.

 
Chè Phiêng Cằm sau khi sơ chế sẽ được đóng gói tại thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn và đưa ra thị trường tiêu thụ.

Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, sản lượng chè đã tăng lên đáng kể. Từ đầu 2022 đến nay, công ty đã thu hoạch 2 lứa chè búp tươi, cho thu về 12 tấn chè khô các loại và đang triển khai thu lứa thứ 3. Theo dự kiến, năm nay sẽ có 20 tấn chè khô xuất bán ra thị trường.

Trao đổi với PV, ông Mùa A Sồng - Bí thư Đảng ủy xã Phiêng Cằm, cho biết: "Trước đây, tuyến đường vào trung tâm xã chưa được nhựa hóa, khiến việc giao thương, buôn bán và cuộc sống sinh hoạt của bà con còn nhiều khó khăn. Vài năm trở lại đây, nhờ đường xá đi lại thuận tiện, cuộc sống của bà con cũng khá lên nhiều, đặc biệt là nhờ đặc sản chè Phiêng Cằm".

Sản phẩm chè Phiêng Cằm.
Sản phẩm chè Phiêng Cằm.

Theo ông Sồng, hiện nay, chè là giống cây trồng cho bà con có nguồn thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, do không mất nhiều công chăm sóc, giá trị lại ổn định nên so với trồng ngô, sắn thì cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

"Trung bình mỗi năm bà con có thể thu hái 3 - 4 lứa chè, mỗi lứa cho thu 20 triệu đồng/ha, nhờ đó đã mang lại cuộc sống ấm no, đầy đủ cho người dân" - vị lãnh đạo phấn khởi chia sẻ.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Lạng Sơn mang nhiều đặc sản quý ra mắt người tiêu dùng Thủ đô

Vũ Long |

Ngoài các sản phẩm na - một trong những loại trái cây quý của tỉnh nhà, Lạng Sơn còn đưa nhiều đặc sản ra mắt người tiêu dùng Thủ đô từ 10-16.8.2022.

Làng nghề trăm tuổi cung ứng ngàn tấn đặc sản mỗi năm ở Bạc Liêu

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Làng khô Gành Hào, ở huyện Đông Hải khá nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, nơi đây cung ứng thị trường trên 1.000 tấn khô các loại. Để đảm bảo nguồn hàng cung ứng các nơi, người làm khô luôn tất bật với công việc. Song, dù chạy theo số lượng nhưng bà con không quên trách nhiệm gìn giữ thương hiệu làng khô gần 100 năm tuổi này.

Ốc gác bếp - đặc sản thắm tình quê của người miền Tây

PHONG LINH |

Ốc gác bếp là món ăn đặc sản vùng Đồng Tháp, dần dần món ăn lan rộng ra các tỉnh miền sông nước Cửu Long. Đây là món ăn thắm đượm vị ngọt quê nhà, là niềm tự hào văn hóa ẩm thực của người dân Miền Tây...

Hàng trăm người chui rào đập thủy điện, đổ xô bắt cá khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hàng trăm người dân đổ xô xuống đập tràn của hồ Thủy điện Trị An để bắt cá khủng, kiếm tiền triệu.

Chưa rõ nguyên nhân hơn 40 người ở chung cư nghi ngộ độc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ hơn 40 người ở chung cư Golden City 3 (Nghi Phú, TP Vinh) có biểu hiện ngộ độc.

Thanh niên tử vong khi livestream cảnh báo sạt lở QL2

Lam Thanh |

Hà Giang - Vụ sạt lở trên QL2 đoạn qua xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang) đã vùi lấp nhiều người và phương tiện.

Lực lượng chức năng căng mình phân luồng cầu phao Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Ngày 30.9, khi cầu phao Phong Châu thông xe, lưu lượng phương tiện đổ về rất đông, các lực lượng chức năng phải căng mình điều tiết giao thông.

Quy định là khung, việc ký phối hợp sẽ dựa trên thực tế

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 30.9, tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, các đại biểu đã cho ý kiến vào Tờ trình dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

Lạng Sơn mang nhiều đặc sản quý ra mắt người tiêu dùng Thủ đô

Vũ Long |

Ngoài các sản phẩm na - một trong những loại trái cây quý của tỉnh nhà, Lạng Sơn còn đưa nhiều đặc sản ra mắt người tiêu dùng Thủ đô từ 10-16.8.2022.

Làng nghề trăm tuổi cung ứng ngàn tấn đặc sản mỗi năm ở Bạc Liêu

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Làng khô Gành Hào, ở huyện Đông Hải khá nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, nơi đây cung ứng thị trường trên 1.000 tấn khô các loại. Để đảm bảo nguồn hàng cung ứng các nơi, người làm khô luôn tất bật với công việc. Song, dù chạy theo số lượng nhưng bà con không quên trách nhiệm gìn giữ thương hiệu làng khô gần 100 năm tuổi này.

Ốc gác bếp - đặc sản thắm tình quê của người miền Tây

PHONG LINH |

Ốc gác bếp là món ăn đặc sản vùng Đồng Tháp, dần dần món ăn lan rộng ra các tỉnh miền sông nước Cửu Long. Đây là món ăn thắm đượm vị ngọt quê nhà, là niềm tự hào văn hóa ẩm thực của người dân Miền Tây...