Kéo dài Thông tư 02 thêm 6 tháng, nợ xấu "đang nóng được làm mát"

Minh Ánh |

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ gia hạn thêm Thông tư 02 đến hết năm 2024. Điều này được cho làm dịu đi việc nợ xấu tăng nóng tại nhiều ngân hàng.

Cho phép ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ

Ngày 19.4, tại buổi họp báo tổng kết kết quả điều hành chính sách tiền tệ quý I/2024, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng.

Điều này đồng nghĩa với việc, Thông tư 02/2022/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ sẽ được kéo dài thêm thời hạn đến hết năm 2024.

Lý giải lý do chỉ kéo dài thêm 6 tháng, Phó Thống đốc cho biết, mức độ, liều lượng của chính sách phải đảm bảo hài hòa hai vấn đề là chất lượng hoạt động của các ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp, nên trước mắt chỉ kéo dài thêm 6 tháng.

Như vậy, trong năm 2024, các khách hàng vay của ngân hàng đủ điều kiện sẽ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Điều kiện sẽ do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, đánh giá khó khăn để quyết định việc cơ cấu nợ. Thời gian cơ cấu không vượt quá 12 tháng từ ngày khoản nợ đến hạn.

Cũng theo ông Đào Minh Tú, đến ngày 29.3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% so với cuối năm 2023.

Năm nay là năm đặc biệt khi NHNN giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD để các TCTD chủ động tăng trưởng tín dụng. Chủ trương này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Nợ nhảy nhóm, nợ xấu năm 2023 tại nhiều ngân hàng tăng nóng

Từ báo cáo tài chính năm 2023 của nhiều ngân hàng, thấy rõ nợ xấu ghi nhận mức tăng mạnh và có xu hướng đi lên. Điều này buộc các nhà băng phải tăng trích dự phòng rủi ro, khiến lợi nhuận ngân hàng bị ăn mòn.

Dữ liệu Wichart cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đang tăng nhanh, lên trên ngưỡng 3%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu có xu hướng giảm xuống dưới 100%, thay vì luôn ở trên 100% như trước đây.

Không chỉ các ngân hàng nằm ở top dưới (có quy mô tài sản nhỏ) ghi nhận nợ xấu tăng mà cả các ngân hàng top đầu cũng ghi nhận nợ xấu tăng.

Như tại BacABank, tính đến hết cuối năm 2023, tổng nợ xấu tại ngân hàng này đạt gần 916 tỉ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2022.

Đáng chú ý, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nợ nhóm 5 (nợ nghi ngờ) đều gấp 4 lần đầu năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay đạt mức 0,92%/năm.

Cũng ghi nhận nợ xấu tăng mạnh, hết năm 2023, MSB ghi nhận tổng nợ xấu là hơn 4.280 tỉ đồng, cao gấp đôi đầu năm 2023. Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại MSB tăng từ mức 1,71% đầu năm lên 2,87% cuối năm 2023.

TPBank cũng ghi nhận tổng nợ xấu tăng lên hơn 4.200 tỉ đồng, gấp 3 lần so với số đầu năm. Trong đó, tất cả nhóm nợ xấu đều tăng.

Hay tại Techcombank, tính đến hết năm 2023, tổng nợ xấu xấp xỉ 6.000 tỉ đồng, tăng gấp đôi với cuối năm 2022.

Đáng chú ý, cả 3 nhóm nợ đều tăng nóng. Nợ nhóm 3 tăng đến 105,8%, lên 1.857 tỉ đồng; nợ nhóm 4 tăng 144%, lên 2.762 tỉ đồng; nợ nhóm 5 tăng 38%, lên 1.380 tỉ đồng.

Trước đó, dự báo về tình hình nợ xấu năm nay, các chuyên gia tài chính cho rằng trong bối cảnh Thông tư 02 hết hiệu lực, tình hình nợ xấu sẽ tiếp tục căng thẳng tại các ngân hàng.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Nợ xấu năm 2023 biến động như thế nào tại các ngân hàng Big 4

Minh Ánh |

Nhìn lại năm 2023, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng nhóm Big 4 có nhiều biến động.

Nợ xấu gia tăng, dự kiến hướng đi mới cho Thông tư 02

Minh ÁNh |

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu nội bảng cao hơn rất nhiều so với năm 2022, tuy nhiên, việc gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN vẫn có thể xem xét trong trường hợp cần thiết.

Năm 2024, nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro có xu hướng tiếp tục tăng

Minh Ánh |

Theo dự báo của giới phân tích, tín dụng năm 2024 tăng trưởng ở mức 12%. Trong khi đó, nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro tiếp tục tăng, việc xử lý nợ xấu vẫn sẽ gặp khó khăn do khoảng trống pháp lý.

Gặp khó vì chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm

Bảo Hân |

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống công đoàn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm.

Lượng rác khổng lồ trôi nổi trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý lượng rác khổng lồ tràn ra vịnh Hạ Long, chủ yếu từ các khu nuôi trồng thủy sản bị bão số 3 đánh tan tành.

Cựu sếp Nhà Xuất bản Giáo dục nhận hối lộ đều đặn

Việt Dũng |

Suốt quá trình tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng các gói thầu tổng trị giá cả nghìn tỉ, hàng năm ông Nguyễn Đức Thái nhận hối lộ tới 20 tỉ của nữ đối tác.

Cả gia đình thoát nạn lở đất nhờ sơ tán kịp thời

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một gia đình may mắn thoát nạn bởi mới di dời khỏi căn nhà được vài chục phút thì lở đất ập tới làm sập nhà.

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).

Nợ xấu năm 2023 biến động như thế nào tại các ngân hàng Big 4

Minh Ánh |

Nhìn lại năm 2023, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng nhóm Big 4 có nhiều biến động.

Nợ xấu gia tăng, dự kiến hướng đi mới cho Thông tư 02

Minh ÁNh |

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu nội bảng cao hơn rất nhiều so với năm 2022, tuy nhiên, việc gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN vẫn có thể xem xét trong trường hợp cần thiết.

Năm 2024, nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro có xu hướng tiếp tục tăng

Minh Ánh |

Theo dự báo của giới phân tích, tín dụng năm 2024 tăng trưởng ở mức 12%. Trong khi đó, nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro tiếp tục tăng, việc xử lý nợ xấu vẫn sẽ gặp khó khăn do khoảng trống pháp lý.