Do lãi suất thấp, trong hàng chục năm qua, các công ty phi tài chính Mỹ và châu Âu đã phải gánh những khoản nợ khổng lồ. Kể từ năm 2000, nợ doanh nghiệp phi tài chính trên hai khu vực này đã tăng từ 12,7 nghìn tỉ USD lên 38,1 nghìn tỉ USD (từ 68% lên 90% tổng GDP).
Tin tốt là nguy cơ về “đại hồng thủy” nợ công vẫn rất nhỏ vì các khoản nợ có lãi suất cố định. Tin xấu là các doanh nghiệp sẽ sớm nhận ra tình trạng nợ chồng chất.
Cho đến nay, nợ doanh nghiệp của phương Tây đã được chứng minh là ít lung lay hơn so với lo ngại. Ở cả hai bờ Đại Tây Dương, khoảng một phần ba số nợ do các cơ quan xếp hạng tín dụng chi trả được coi là ở mức đầu cơ (với triển vọng trả nợ không mấy khả quan). Tỉ lệ vỡ nợ đối với những khoản nợ đó vẫn ở mức 3% - tương đối dễ chịu.
Về khả năng phục hồi, đầu tiên, lợi nhuận doanh nghiệp tốt hơn mong đợi. Theo tính toán của The Economist, thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu hao của các công ty phi tài chính niêm yết ở Mỹ và châu Âu trong quý IV/2022 cao hơn 32% so với cùng kỳ 2019. Một phần trong số đó là từ lợi nhuận trong ngành năng lượng.
Yếu tố thứ hai là cơ cấu nợ. Chuyên gia Savita Subramanian của Bank of America lưu ý, trong những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, nhiều công ty đã bắt đầu lựa chọn các khoản nợ có lãi suất cố định dài hạn. Ngày nay, 75% doanh nghiệp phi tài chính ở Mỹ và châu Âu có lãi suất cố định, được chứng mình bằng những con số khả quan.
Tuy nhiên, mọi thứ vẫn có phần kém lạc quan. Tăng trưởng GDP ở Mỹ và châu Âu tiếp tục chậm lại. Ước tính, tổng thu nhập hàng quý đã giảm trong quý I/2023 đối với các công ty phi tài chính niêm yết ở cả Mỹ và Châu Âu. FED và các ngân hàng châu Âu vẫn đang tăng lãi suất.Căng thẳng tiếp tục khi ngân hàng Goldman Sachs cho rằng lãi suất trái phiếu trung bình đối với các khoản vay lãi suất thả nổi có tính đầu cơ ở Mỹ đã tăng vọt lên 8,4%, (từ 4,8% một năm trước).
Nợ với lãi suất thả nổi có xu hướng chiếm ưu thế trong số các công ty mắc nợ nhiều nhất và đặc biệt phổ biến ở các doanh nghiệp được hỗ trợ bởi vốn cổ phần tư nhân (PE). Một số quỹ PE đã dần siết dòng tiền. Theo S&P Global, các vụ phá sản của các doanh nghiệp do tư nhân sở hữu ở Mỹ cho đến nay đang trên đà tăng gấp đôi so với năm ngoái. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và quỹ từ thiện. Song, đối với nền kinh tế nói chung, hiệu ứng này có thể được kiềm chế.
Việc tăng lãi suất đối với các công ty niêm yết lớn (những công ty có các khoản nợ chủ yếu ở mức đầu tư) có thể tác động tiêu cực đến giới đầu tư và nền kinh tế. Chỉ số S&P 500 của các doanh nghiệp Mỹ quy mô lớn chiếm 70% việc làm, 76% vốn đầu tư và 83% vốn hóa thị trường của tất cả các công ty niêm yết trong nước. Chỉ số stoxx 600 ở châu Âu cũng có tỉ lệ tương tự.
Trong những năm trước khi xảy ra đại dịch, các công ty phi tài chính trong các chỉ số này liên tục chi nhiều tiền hơn cho các khoản đầu tư vốn và các khoản thanh toán cho cổ đông. Nếu muốn tránh bị ảnh hưởng lâu dài đến khả năng sinh lời vì lãi suất cao, họ sẽ sớm phải bắt đầu thanh toán các khoản nợ đó. Ở mức nợ hiện tại, mỗi điểm phần trăm tăng lãi suất sẽ xóa sạch khoảng 4% tổng thu nhập của các công ty này.
Nhiều công ty sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm cổ tức và mua lại cổ phiếu, làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư và thu hẹp tham vọng đầu tư.