Không phải mua sắm tài sản đắt tiền, mục đích sau cùng của tiết kiệm là gì?

Đức Mạnh |

Chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) cho rằng, nếu không hiểu đúng về tiết kiệm, bạn sẽ dễ rơi vào 1 trong 2 nhóm người thuộc thái cực rất khác nhau: Tiết kiệm quá mức và kỳ thị việc tiết kiệm, có tiền là hưởng thụ.

Theo cuộc khảo sát sức khoẻ tài chính của trang GoBear, người trẻ Việt đang có xu hướng chú trọng tiết kiệm nhiều hơn. Cụ thể, 18% người trả lời cho biết họ tiết kiệm để trả nợ. 42% tiết kiệm để mua sắm và đầu tư. 49% tiết kiệm để dự trù cho tương lai và phòng thân. Đặc biệt có tới 59% người chọn tiết kiệm vì độc lập tài chính và một tương lai tốt hơn.

 
Mục đích tiết kiệm của người trẻ Việt Nam. Đồ hoạ: Đức Mạnh

Dịch COVID-19 được GoBear cho là tác nhân quan trọng giúp thay đổi suy nghĩ về tiết kiệm của người trẻ Việt. Điều này đi ngược lại lối sống YOLO (chỉ sống một lần trong đời) đề cao việc tận hưởng thành quả lao động.

Theo GoBear, các mục tiêu tài chính của người Việt thường thiên về hướng ổn định, dành cho gia đình. Trong đó phổ biến nhất là tiết kiệm tiền để phòng thân, mua bất động sản và cho con cái. Nhưng suy cho cùng, chuyên gia tài chính nổi tiếng Morgan Housel cho rằng: "Việc tiết kiệm vì một mục tiêu cụ thể chỉ có nghĩa trong một thế giới lường trước được. Tiết kiệm là một hàng rào bảo vệ bạn khỏi khả năng gây bất ngờ không thể tránh được trong cuộc sống vào những thời điểm tồi tệ nhất có thể".

Theo ông, mục đích sau cùng của việc tiết kiệm là đạt được quyền kiểm soát thời gian của mỗi người. Khi không có quyền kiểm soát thời gian của mình, bạn buộc phải chấp nhận bất cứ sự không may mắn nào xảy đến. Nhưng nếu có quyền kiểm soát đó, bạn sẽ có cơ hội chờ đợi những cơ hội phù hợp hơn cả trong sự nghiệp và các khoản đầu tư. Đây chính là lợi nhuận ẩn dấu trên mỗi khoản tiết kiệm.

Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) đưa ra ví dụ cụ thể. Một sinh viên ra trường sẽ phải vội vàng chuẩn bị một bộ hồ sơ rồi rải khắp các công ty. Áp lực của việc buộc có thu nhập vì không còn được cha mẹ chu cấp khiến bạn đó phải làm như vậy.

Tuy nhiên, nếu có trong tay một khoản tiết kiệm đủ vững chắc, bạn sinh viên này hoàn toàn có thể tự trang trải cuộc sống và bình tĩnh chọn ra công việc phù hợp nhất. Khoản tiết kiệm này được chuyên gia đề xuất bằng ít nhất 6 tháng thu nhập.

Để quản lý tài chính thông minh, một người nên tiết kiệm sớm nhất có thể, không quan trọng thu nhập đang có là bao nhiêu. "Tiết kiệm giúp bạn giành được quyền kiểm soát thời gian và các lựa chọn. Đây chính là một trong những đơn vị tiền tệ giá trị nhất thế giới", theo Morgan Housel.

TS Hoàng Thị Bảo Thoa tại chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn).
TS Hoàng Thị Bảo Thoa tại chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn).

Để hiểu rõ chi tiết về những sai lầm thường gặp trong tiết kiệm và mẹo để giữ tiền hiệu quả, TS Hoàng Thị Bảo Thoa - Giảng viên Viện Quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số tiếp theo.

Số 12 với chủ đề "Muốn giàu phải biết tiết kiệm" sẽ được phát sóng trên laodong.vn vào 19h tối ngày mai (27.4). Chương trình Tài chính thông minh được phối hợp thực hiện bởi Báo Lao Động và viện Friedrich Naumann Việt Nam (FNF).

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được đăng tải trên laodong.vn vào 19h tối thứ Năm hàng tuần với sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia chỉ cách vừa trả nợ vay tiêu dùng vừa tiết kiệm hiệu quả

Đức Mạnh |

Để quản lý tài chính thông minh, người đi vay tiêu dùng cần lên danh sách các khoản vay, thanh toán đúng hạn, tìm cách tăng nguồn thu nhập...

Tài chính thông minh: Làm sao để tỉnh táo trước cạm bẫy vay trả góp?

Đức Mạnh |

Trở lại với chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn), Ths Phạm Thế Thành sẽ giúp độc giả/khán giả trả lời cho câu hỏi: Có nên vay trả góp hay không và khi nào nên vay trả góp.

Tài chính thông minh: Đều đặn tiết kiệm và đầu tư, bạn sẽ có cả một gia tài

Đức Mạnh |

2.813.503 người Mỹ đã qua đời vào năm 2014. Ít hơn 4.000 người trong số này có giá trị tài sản ròng quá 8 triệu đô khi họ mất đi. Nhưng Ronald Read - người từng làm bảo vệ là một trong số đó. Ông là minh chứng tiêu biểu cho bí quyết số một trong quản lý tài chính thông minh: "Tiết kiệm đều đặn hàng tháng và đầu tư số tiền này, sau một thời gian, bạn sẽ có cả một gia tài".

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Cựu Chủ tịch FLC và 2 em gái xin giảm án

Việt Dũng |

Trong số 25 người kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và em gái đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm dân sự.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Chuyên gia chỉ cách vừa trả nợ vay tiêu dùng vừa tiết kiệm hiệu quả

Đức Mạnh |

Để quản lý tài chính thông minh, người đi vay tiêu dùng cần lên danh sách các khoản vay, thanh toán đúng hạn, tìm cách tăng nguồn thu nhập...

Tài chính thông minh: Làm sao để tỉnh táo trước cạm bẫy vay trả góp?

Đức Mạnh |

Trở lại với chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn), Ths Phạm Thế Thành sẽ giúp độc giả/khán giả trả lời cho câu hỏi: Có nên vay trả góp hay không và khi nào nên vay trả góp.

Tài chính thông minh: Đều đặn tiết kiệm và đầu tư, bạn sẽ có cả một gia tài

Đức Mạnh |

2.813.503 người Mỹ đã qua đời vào năm 2014. Ít hơn 4.000 người trong số này có giá trị tài sản ròng quá 8 triệu đô khi họ mất đi. Nhưng Ronald Read - người từng làm bảo vệ là một trong số đó. Ông là minh chứng tiêu biểu cho bí quyết số một trong quản lý tài chính thông minh: "Tiết kiệm đều đặn hàng tháng và đầu tư số tiền này, sau một thời gian, bạn sẽ có cả một gia tài".