Kinh tế Mỹ đang phục hồi mạnh mẽ, không dễ để suy thoái

Quý An (theo Bloomberg) |

Nền kinh tế Mỹ đang có những bước phục hồi mạnh mẽ, bất chấp các dữ liệu thiếu khả quan.

Nền kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu tích cực. Tốc độ tăng trưởng 2,4% trong quý II/2023 vượt mong đợi. Lạm phát đã giảm xuống mức 3%. Giá cổ phiếu đã tăng trở lại. Tâm lý người tiêu dùng đang được cải thiện.

Dù vậy, vẫn có những vết gợn. Có thể kể đến số lượng việc làm đang giảm. Các ngân hàng vẫn gặp vấn đề nợ xấu. Lạm phát vẫn chưa về mức mục tiêu như Cục Dự trữ Liên bang mong muốn.

Sau đại dịch COVID-19 làm hơn 1 triệu người Mỹ tử vong, nền kinh tế Mỹ dường như “không thực tế”. Nhiều ý kiến cho rằng, sự phục hồi kinh tế là điềm báo cho một thời kỳ sụt giảm. Nguy cơ suy thoái kinh tế vẫn đang hiện hữu.

Trong năm 2010, các chuyên gia đã đặt câu hỏi về giai đoạn sau phục hồi kinh tế Mỹ. Dù vậy, nền kinh tế số một thế giới vẫn phát triển cho đến khi COVID-19 bùng phát. Ngay trước đại dịch, kinh tế Mỹ thậm chí còn tăng tốc.

Vào năm 2021, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từng nghi ngại về quá trình phục hồi của Mỹ sau đại dịch.

Có thể thấy, suy thoái là điều không phải sẽ không xảy ra, nhưng không dễ để suy thoái kinh tế xảy ra khi quá trình phục hồi kinh tế vẫn đang đi lên.

Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế không giống như một “chất kích thích nhân tạo”. Thay vào đó, đó là điều kiện tự nhiên của một nền kinh tế, với điều kiện là các thể chế cơ bản của quốc gia đó hoạt động hiệu quả (như trường hợp của Mỹ). Việc tăng trưởng liên tục là một điều tốt.

Những nguyên tắc này có ngoại lệ. Một số nghiên cứu cho thấy, bùng nổ tín dụng nhanh chóng (đặc biệt là thế chấp) có xu hướng kéo theo suy thoái kinh tế. Minh chứng rõ nét nhất là Đại suy thoái giai đoạn 2008-2009. Tuy nhiên, tình hình hiện tại không giống kịch bản đó. Tỉ lệ thế chấp trong phạm vi 7% tại Mỹ là con số có thể chấp nhận để không kéo lùi thị trường bất động sản của nước này.

Với kinh tế Mỹ, cần xem xét sức ảnh hưởng phổ quát với các nền kinh tế khác. Vương quốc Anh và EU đã không có được sự phục hồi mạnh mẽ như Mỹ.

Hầu hết trong số các nước ở khu vực Eurozone đều không đạt được thành công trong công cuộc chống lạm phát, tạo ra nhiều rủi ro kéo theo. Việc tăng trưởng chậm, có nghĩa là các nền kinh tế này có ít nguồn lực hơn để giải quyết các vấn đề quan trọng. Khi ghép tất cả các yếu tố đó với nhau, khoảng cách giữa Mỹ và các nước thuộc OECD khác có thể sẽ tiếp tục được nới rộng.

Quý An (theo Bloomberg)
TIN LIÊN QUAN

Chờ thông tin kinh tế Mỹ, tỷ giá USD lại vượt mặt đồng Yên

Quý An |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (8.8): Giá USD tăng nhẹ trước dữ liệu kinh tế Mỹ tiếp tục được công bố trong tuần này.

Dự báo kinh tế Mỹ sẽ ngập trong nợ

Quý An (theo Insider) |

Tổ chức nghiên cứu thị trường Renaissance Macro Research dự báo, kinh tế Mỹ có thể chìm trong nợ nần trong vài thập kỷ tới.

Kinh tế Mỹ lại khởi sắc

Quý An (theo CNBC) |

Trước nguy cơ suy thoái kinh tế, nền kinh tế Mỹ đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kinh ngạc bất chấp một loạt các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (FED).

Hải Phòng thiệt hại gần 11.000 tỉ đồng do bão số 3

Mai Chi |

Theo ước tính, tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra cho thành phố Hải Phòng là gần 11.000 tỉ đồng.

Ấm tình người nơi rốn lũ

Khánh Linh |

Có trải nghiệm thực tế mới thấm thía được những mất mát của người dân vùng lũ. Và cũng ở đó mới thấy được tình cảm của đồng bào cả nước đang hướng về rốn lũ miền Bắc.

Bản tin công đoàn: Hệ lụy từ việc "phông bạt" tiền từ thiện

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn ngày 15.9: Hệ lụy từ việc "phông bạt" tiền từ thiện; Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà vùng lũ lụt...

Thời tiết hôm nay 15.9: Nam Bộ có nơi mưa rất to

NHÓM PV |

Thời tiết hôm nay 15.9, khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Tàn dư bão Yagi hồi sinh, đang hướng thẳng tới Ấn Độ

Thanh Hà |

Bão Yagi, cơn bão số 3 ở Biển Đông gây thiệt hại nặng nề ở Việt Nam, dự báo mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn ở Ấn Độ trong tuần tới.