Kinh tế trong vòng xoáy khó khăn, cần cơ chế đột phá

Anh Kiệt |

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Trần Quốc Phương đánh giá rất khó để nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng nếu không có thêm những cơ chế, chính sách đột phá.

"Các doanh nghiệp nói riêng, cả nền kinh tế nói chung, đang phải “bơi trong dòng xoáy khó khăn”. Thị trường tài chính Việt Nam cũng vậy. Không chỉ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, mà còn cả thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… đang đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có".

Đây là nhận định từ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Trần Quốc Phương tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 (VMAS) diễn ra vào hôm nay (ngày 8.8).

Theo ông Phương, Việt Nam đang chịu tác động kép, không chỉ từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài mà còn từ những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm qua. Đó là tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài. Các ngân hàng thương mại yếu kém, doanh nghiệp, dự án thua lỗ, chậm tiến độ dù đang được xử lý nhưng chưa thực sự dứt điểm và hiệu quả; các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn nhiều bất cập...

"Ngay cả khi năm nay đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% thì bình quân hai năm 2024 - 2025, tăng trưởng GDP phải đạt 7,76%/năm mới có thể đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 6,5%, cận dưới mục tiêu 5 năm 6,5 - 7%, theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Còn nếu tăng trưởng năm 2023 chỉ là 6% thì bình quân hai năm 2024 - 2025, phải tăng trưởng 8%/năm" - ông Phương tính toán.

Thứ trưởng đánh giá đây là những mức tăng trưởng rất cao, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn quá nhiều yếu tố bất định, còn kinh tế trong nước thì vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay. Rất khó để đạt được các con số này, nếu như không có thêm những cơ chế, chính sách đột phá.

Đồng quan điểm, ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập Báo Đầu tư nói: "Chỉ trong vòng một năm, nền kinh tế thế giới và trong nước chứng kiến sự đảo chiều liên tục của những dòng chảy thông tin, dự báo và sự kiện. Những lo sợ về cơn bão lạm phát và bóng ma suy thoái ở các nền kinh tế lớn vẫn còn hiện hữu, nhưng bắt đầu được đan xen bằng những dòng chảy lạc quan, tích cực với sự hậu thuẫn của những dữ liệu thống kê cho thấy thực tế đang “không xấu như dự kiến".

Ảnh: Đức Thanh
Các chuyên gia nhận định về nền kinh tế tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023. Ảnh: Đức Thanh

Tuy nhiên, điểm tích cực là xu thế kinh tế đang dần khả quan hơn. Các số liệu thống kê về sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, giải ngân vốn đầu tư công… đều cho thấy điều đó.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7.2023 đã tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, thu hút đầu tư nước ngoài đã lần đầu tiên trong năm tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 16,24 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 195,4 tỉ USD, vẫn giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng xuất siêu trên 16,5 tỉ USD…

"Để kinh tế Việt Nam có thể trụ vững và tiếp tục tăng trưởng và phát triển, để khu vực doanh nghiệp được tiếp sức vượt qua khó khăn, sự vững mạnh của thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… có ý nghĩa rất quan trọng" - Thứ trưởng cho hay.

Anh Kiệt
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng tăng trưởng nền kinh tế số

LAN NHI |

Trong khi thương mại toàn cầu vẫn chưa phục hồi rõ nét, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế số Việt Nam sẽ là một trong những trụ cột tăng trưởng giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Điều kiện cho vay linh hoạt hơn để tiền chảy vào nền kinh tế

Mi Vân |

Chính sách tiền tệ của Việt Nam đang đi ngược chiều so với các nền kinh tế lớn trên toàn thế giới. Trong khi nhiều nước trên thế giới tăng lãi suất thì Việt Nam 4 lần hạ lãi suất điều hành. TS Cấn Văn Lực cho rằng, để dòng vốn tín dụng đi được vào trong cuộc sống, ngoài câu chuyện lãi suất hạ thì các ngân hàng cần linh hoạt hơn điều kiện cho vay.

Tháo gỡ nút thắt, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ nền kinh tế vượt khó

PHẠM ĐÔNG |

Diễn đàn kinh tế - xã hội năm 2023 sẽ đánh giá toàn diện tình hình thế giới và trong nước, đánh giá giữa nhiệm kỳ việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Ngày mai, Hà Nội cưỡng chế thu hồi đất vàng mở đường lên 21m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi đất 31 hộ dân trong 2 ngày 14 và 15.10 để thi công mở rộng đường Nguyễn Tuân dài 720m, vốn khoảng 400 tỉ đồng.

25 ngày dịch chuyển, 21 quốc gia châu Âu, 53 sân vận động

Ninh Linh |

Trong chuyến đi châu Âu mùa hè năm nay, bình luận viên Đức Anh tự hào vì bản thân đã đặt chân tới những sân vận động hàng đầu thế giới.

Kỳ lạ chuyện 2 vợ chồng cùng có tình cảm với một người (P2)

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cặp vợ chồng trong câu chuyện cùng có tình cảm với một người phụ nữ vì bà vợ là người đồng tính. Cuộc tình éo le này liệu sẽ đi về đâu?

Lời khai nghi phạm sát hại vợ giữa đường ở Vĩnh Phúc

An Vi |

Do níu kéo tình cảm bất thành, nghi phạm 27 tuổi đã sát hại vợ giữa đường rồi bỏ trốn.

Đưa con đường nổi tiếng lầy lội ở Đồng Nai ra khỏi dự án BOT

HÀ ANH CHIẾN |

Tuyến đường Nhà máy nước Thiện Tân (Hoàng Văn Bổn) được UBND tỉnh Đồng Nai đưa ra khỏi dự án BOT đường 768, Sở Giao thông Vận tải cấm xe tải để sửa chữa.

Kỳ vọng tăng trưởng nền kinh tế số

LAN NHI |

Trong khi thương mại toàn cầu vẫn chưa phục hồi rõ nét, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế số Việt Nam sẽ là một trong những trụ cột tăng trưởng giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Điều kiện cho vay linh hoạt hơn để tiền chảy vào nền kinh tế

Mi Vân |

Chính sách tiền tệ của Việt Nam đang đi ngược chiều so với các nền kinh tế lớn trên toàn thế giới. Trong khi nhiều nước trên thế giới tăng lãi suất thì Việt Nam 4 lần hạ lãi suất điều hành. TS Cấn Văn Lực cho rằng, để dòng vốn tín dụng đi được vào trong cuộc sống, ngoài câu chuyện lãi suất hạ thì các ngân hàng cần linh hoạt hơn điều kiện cho vay.

Tháo gỡ nút thắt, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ nền kinh tế vượt khó

PHẠM ĐÔNG |

Diễn đàn kinh tế - xã hội năm 2023 sẽ đánh giá toàn diện tình hình thế giới và trong nước, đánh giá giữa nhiệm kỳ việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.