Lãi suất ít nhất 50%/năm, vay trả góp không hề "rẻ" như nhiều người nghĩ

Đức Mạnh |

Nhiều người lầm tưởng số tiền trả góp hàng tháng chẳng đáng là bao nên bị cuốn vào vòng xoáy vay tiêu dùng. Để quản lý tài chính thông minh, mỗi người cần hiểu rõ lãi suất và khả năng trả nợ trong tương lai của mình.

Cố gắng đầu tư lãi suất 15%/năm nhưng dễ dàng đồng ý vay trả góp hơn 50%/năm?

Nhiều người vì đam mê mua sắm, thích sự tiện nghi, hoặc để được bằng bạn bằng bè, cộng với tâm lý trả góp hàng tháng cũng chẳng đáng là bao đã chọn cách mua trả góp. Suy nghĩ này đã khiến họ rơi vào vòng xoáy mua - vay nợ hết lần này đến lần khác.

Tuy nhiên trong thực tế, vay trả góp không hề "rẻ" mà lãi suất rất cao! Trong cuốn sách "Quản lý tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam", tác giả Lâm Minh Chánh đề cập đến ví dụ cụ thể như sau:

Chương trình cho vay trả góp trên website Thế giới di động (ngày 6.2.2020). Điện thoại Iphone Pro Max 64GB, giá 33.990.000 đồng.

Khách hàng trả trước 50% là 16.995.000 đồng. Số còn lại khách hàng vay của công ty tiêu dùng Home Credit, trả 1.856.00 đồng/tháng trong 12 tháng. Vay của công ty FE Credit thì khách hàng trả 1.750.000 đồng/tháng.

Như vậy, sau tính toán, tỉ suất sinh lời của Home Credit trong trường hợp này là 68,17%/năm; của FE Credit là 57,42%/năm.

Từ đây đã thấy một sự mâu thuẫn. Chúng ta khó khăn, tìm đủ cách để đầu tư đạt tỉ suất sinh lời 12% - 15%/năm nhưng lại sẵn sàng mua trả góp tiêu dùng với lãi suất thật lên tới 50% - 70%/năm.

 
Theo chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh, vay tiêu dùng là ứng trước dòng tiền tương lai của bản thân để sử dụng cho các mục đích thanh toán của hiện tại, với chi phí được thể hiện thông qua lãi suất. Ảnh: Đ.M

Vì sao lãi vay tiêu dùng cao đến vậy?

Đối tượng đi vay của các ngân hàng thương mại hầu như đều phải có tài sản đảm bảo hoặc chứng minh thu nhập. Trong khi khách hàng của các công ty tài chính thường có thu nhập thường bấp bênh, không có tài sản đảm bảo hay có chỉ số xếp hạng tín dụng thấp dẫn đến rủi ro đối với bên cho vay lớn hơn. Trong lĩnh vực tài chính, lãi suất luôn tỉ lệ thuận với độ rủi ro. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến lãi suất giữa các công ty tài chính (ở đây là tổ chức cho vay tiêu dùng) và lãi suất ngân hàng chênh lệch nhau lớn đến thế.

Lý do khác là các đơn vị này không được phép huy động vốn từ khách hàng cá nhân nên nguồn vốn cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thường có chi phí huy động cao hơn so với của ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, do thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh, điều kiện vay vốn dễ nên các khoản vay của công ty tài chính dễ tiếp cận được đa số người dân có nhu cầu vay vốn nhanh. Những yếu tố trên khiến chi phí thẩm định, làm hồ sơ thủ tục, thu hồi nợ, quản lý... đều cao hơn bình thường nên lãi vay sẽ bị đội lên theo.

Theo chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn), để tự bảo vệ mình, trước hết, người đi vay phải nắm rõ lãi suất sẽ phải trả là bao nhiêu, cả trong trường hợp trả đúng hạn và quá hạn. Đặc biệt, bạn phải tính tới khả năng trả nợ có khả thi hay không trước khi nhận định lãi suất đó là cao hay thấp.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được đăng tải trên laodong.vn vào 19h tối thứ Năm hàng tuần với sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Tài chính thông minh: Lạm phát lối sống - khi xa xỉ trở thành thiết yếu

Đức Mạnh |

Thu nhập của người lao động được điều chỉnh để bắt kịp với lạm phát. Mức lương cũng có thể tăng lên do thâm niên, thăng chức, làm thêm hay chuyển việc. Nhưng tiền kiếm bao nhiêu vẫn sạch bong, lý do chính đến từ lạm phát lối sống.

Mệt mỏi vì cãi vã, vợ chồng nên quản lý tài chính thông minh như nào?

Đức Mạnh |

Tiền bạc luôn là một vấn đề nhạy cảm và khó nói trong hôn nhân. Tuy nhiên, nếu vợ chồng có thể cùng nhau trò chuyện và tìm cách quản lý tài chính thông minh, mối quan hệ của cả hai sẽ càng khắng khít và bền chặt hơn.

Tiền đình vì tiền đâu, đọc ngay lời khuyên quản lý tài chính thông minh sau

Đức Mạnh |

Một nghiên cứu chỉ ra có tới 65% người Mỹ phải thao thức hàng đêm vì lo lắng về tiền bạc. Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) đã vạch ra 4 bài học nằm lòng để không tiền đình vì vấn đề "tiền đâu".

Tìm giải pháp cho ngư dân mất kết nối giám sát trên biển

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Cục Thủy sản, nhà mạng VinaPhone - VNPT, Chi cục Thủy sản và người dân đã có buổi làm việc để tháo gỡ việc mất kết nối giám sát hành trình.

Hà Nội trang hoàng rực rỡ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

HOÀNG LỘC - HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Người dân háo hức đi chụp ảnh, lưu giữ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, với cờ hoa rực rỡ ở khắp các tuyến phố.

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Tài chính thông minh: Lạm phát lối sống - khi xa xỉ trở thành thiết yếu

Đức Mạnh |

Thu nhập của người lao động được điều chỉnh để bắt kịp với lạm phát. Mức lương cũng có thể tăng lên do thâm niên, thăng chức, làm thêm hay chuyển việc. Nhưng tiền kiếm bao nhiêu vẫn sạch bong, lý do chính đến từ lạm phát lối sống.

Mệt mỏi vì cãi vã, vợ chồng nên quản lý tài chính thông minh như nào?

Đức Mạnh |

Tiền bạc luôn là một vấn đề nhạy cảm và khó nói trong hôn nhân. Tuy nhiên, nếu vợ chồng có thể cùng nhau trò chuyện và tìm cách quản lý tài chính thông minh, mối quan hệ của cả hai sẽ càng khắng khít và bền chặt hơn.

Tiền đình vì tiền đâu, đọc ngay lời khuyên quản lý tài chính thông minh sau

Đức Mạnh |

Một nghiên cứu chỉ ra có tới 65% người Mỹ phải thao thức hàng đêm vì lo lắng về tiền bạc. Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) đã vạch ra 4 bài học nằm lòng để không tiền đình vì vấn đề "tiền đâu".