Lãnh đạo Tổng cục thuế: "Doanh nghiệp muốn làm ăn toàn cầu nhưng đòi thực hiện chính sách riêng là không thể"

Phạm Dung |

"Hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta phải thực hiện các cam kết của quốc tế trong việc bình đẳng giữa DN trong nước và quốc tế, trong đó có cắt giảm ưu đãi." - Nhận định này được Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn chia sẻ sáng 27.11 tại Hà Nội.

Doanh nghiệp kêu khó 

Tại Hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2018 diễn ra sáng 27.11 tại Hà Nội, đại diện các doanh nghiệp (DN) cho rằng, Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Đại diện 1 tập đoàn lớn cho rằng, mục tiêu của Nghị định 20 là chống thất thu thuế ở Việt Nam do tác động của chuyển giá giữa các quốc gia nhưng trên thực tế Nghị định 20, đặc biệt là khoản 3 điều 8 của nghị định lại có ảnh hưởng nhiều đến DN trong nước, đặc biệt là các tập đoàn hoạt động theo mô hình mẹ con. 

"Chúng tôi đầu tư vào nhiều lĩnh vực cần nhiều vốn, trong giai đoạn đầu không thể phát sinh được lợi nhuận do đó toàn bộ chi phí lãi vay sẽ không được trừ cho mục đích tính thuế thu nhập doanh nghiệp...

Việc khống chế chi phí lãi vay ở mức 20% sẽ gây ảnh hưởng đến DN, bởi nhiều chi phí lãi vay sẽ không được trừ cho mục đích thuế", đại diện DN này cho biết. 

Đại diện ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng cho rằng Nghị định không phù hợp, tạo sự bất bình đẳng giữa các DN. Theo đó, Vietcombank chỉ phát sinh giao dịch liên kết trong hoạt động đi thuê văn phòng với công ty mẹ, hoạt động chuyển giá hoàn toàn gần như không thể nhưng DN vẫn phải chịu khống chế lãi vay ở mức 20%. 

Các DN đề xuất Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định 20 cho phù hợp với điều kiện của các DN trong nước. 

 
Ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế 

DN phải chấp nhận cuộc chơi toàn cầu 

Trả lời những thắc mắc của các DN, ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, chính sách thuế Việt Nam càng ngày càng phục vụ việc hội nhập sâu vào kinh tế thế giới.

Hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta phải thực hiện các cam kết của quốc tế trong việc bình đẳng giữa DN trong nước và quốc tế, trong đó có cắt giảm ưu đãi. 

Nghị định 20 thực hiện trên cơ sở khuyến nghị của các nước OECD và các nước G20 yêu cầu phải tập trung trong việc chống chuyển giá, chống xói mòn nguồn thu. Ban hành nghị định 20 là điều kiện tiên quyết để Việt Nam gia nhập diễn đàn Kinh tế Thế giới. 

Theo quy định, mức khống chế lãi vay phải từ 10-30%, chính phủ đã chọn mức trung bình 20%, trên cơ sở khảo sát 12.000 tập đoàn. 

Về việc vay giữa các bên liên kết và vay với các bên độc lập đều phải xử lý như nhau - ông Anh Tuấn cũng nói thêm - chúng ta đã có những bài học từ nước Anh khi chỉ khống chế lãi vay của những giao dịch liên kết đã dẫn đến hệ quả nghiêm trọng.

Toàn bộ các công ty đa quốc gia đã tái cơ cấu khoản nợ qua ngân hàng thương mại trung gian, cụ thể là các công ty liên kết, các công ty mẹ con thành các khoản vay giáp lưng, hoàn toàn né tránh, vô hiệu hóa các quy định nêu trên. Và Việt Nam cũng đã ghi nhận những trường hợp như vậy.

"Chỉ có DN Việt Nam mới có ý kiến, còn DN FDI không hề kêu về vấn đề này bởi họ hiểu rất rõ cuộc chơi toàn cầu. Chúng ta đang trong cuộc chơi toàn cầu. Các doanh nghiệp muốn làm ăn toàn cầu nhưng đòi thực hiện chính sách riêng là không thể", ông Tuấn cho biết.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được tổ chức Thú y thế giới công nhận an toàn dịch bệnh

NHẬT HỒ |

Ngày 25.11, Tâp đoàn Việt Úc chính thức công bố quyết định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) công nhận cơ sở sản xuất tôm giống an toàn dịch bệnh. Đây là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn này.

Khi một doanh nghiệp cũng đòi “cấm”

Anh Đào |

Sếp EVN vừa đòi “cấm toàn bộ việc sản xuất, lưu thông, tiêu dùng điện bóng đèn tròn”. Nguyên do: từ năm 2019 trở đi sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ tại khu vực miền Nam. Phải chăng logic của tư duy ấy giống việc cấm xe máy cho đỡ tốn xăng, cấm quần dài cho đỡ tốn vải?

Doanh nghiệp “con cưng" trị giá 2.700 tỷ của Bộ Công Thương chính thức về tay SCIC

Phạm Dung |

Sáng 23.11, Bộ Công Thương chính thức giao quyền đại diện vốn nhà nước tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

‘Sơ tán nhằm đảm bảo tính mạng nhân dân’

CÔNG SÁNG |

Chính quyền, cán bộ các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là công tác sơ tán, bảo vệ tính mạng của nhân dân.

Làm gì để đến năm 2030 Việt Nam tiêu thụ trên 1 triệu ôtô

Anh Tuấn |

Mức sở hữu xe bình quân đầu người năm 2023 là 63 xe/1.000 dân, Bộ Công Thương muốn năm 2030 có thể tiêu thụ được 1 - 1,1 triệu chiếc ôtô.

Hà Nội nắng gắt, dịch vụ kéo xe qua điểm ngập vẫn ăn nên làm ra

Tô Thế |

Một số điểm trên đường gom Đại lộ Thăng Long, hầm chui dân sinh vẫn ngập nước, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Việt Nam đã có vaccine sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại Hệ thống tiêm chủng VNVC

THUẬN YẾN |

Ngày 20.9, gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc đã có đầy đủ vắc xin sốt xuất huyết và triển khai tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.