Linh hoạt sửa đổi mức giảm trừ gia cảnh theo thực tiễn

Minh Ánh |

Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay đang quá thấp so với mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá.

Không nên máy móc

Thông tin từ đại diện Bộ Tài chính tại Buổi họp báo thường kỳ năm 2024, bộ sẽ chưa điều chỉnh mức giảm từ gia cảnh (GTGC) do chỉ số biến đổi CPI chưa quá 20%, theo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Bình luận về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên Học viện Tài chính - cho biết: "Đúng là Luật quy định CPI không quá 20% thì không sửa mức GTGC, nhưng như thế thì Bộ Tài chính lại thiếu lắng nghe". Theo PGS.TS Thịnh, thu nhập người dân được cải thiện nhưng đồng nghĩa với việc mức chi tiêu, mức sống của người dân cũng tăng theo.

"Không có lý gì mà kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tăng mà mức sống bình quân của xã hội lại giữ nguyên. Đó là nguyên tắc để điều chỉnh thuế. Làm đúng luật thì an toàn nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng, chúng ta phải tích cực chủ động thay đổi để quy định phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với sự phát triển của xã hội" - PGS.TS Thịnh bình luận.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Ngọc Tú - giảng viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, ý kiến của đại diện Bộ Tài chính "còn theo khuôn mẫu sách vở, không phù hợp tính thực tiễn của luật thuế này".

Trước đó tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2024, Nghị quyết 20/NQ-CP 2024 nêu rõ Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế TNCN để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đời sống của người dân.

"Việc không sửa mức GTGC, bắt người nộp thuế chờ thêm 3 năm nữa... càng đào sâu bất hợp lý khi lạm phát tăng cao, thu nhập của người làm công ăn lương vẫn bị bào mòn. Nhất là thời điểm cải cách tiền lương đang đến gần, việc chậm trễ điều chỉnh mức GTGC sẽ làm suy giảm niềm tin với người nộp thuế" - TS Tú nói.

TS Nguyễn Ngọc Tú cho rằng, về lâu dài, cần thiết thay đổi cơ chế xây dựng luật. Hiện Bộ Tài chính vừa là cơ quan xây dựng luật nhưng cũng đồng thời quản lý thu thuế. Điều này giống như việc vừa đá bóng, vừa thổi còi.

Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với tình hình thực tiễn

Chia sẻ với Báo Lao Động, ông Lê Minh Khiêm (Cục Quản lý Giám sát thuế phí và lệ phí, Bộ Tài chính) cho biết, hệ thống pháp luật về chính sách thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay là kết quả của quá trình xây dựng và hoàn thiện kể từ thời kỳ đổi mới kinh tế đất nước. Trải qua quá trình phát triển, đến năm 2007, Quốc hội ban hành Luật Thuế TNCN có hiệu lực từ năm 2009 cho đến nay (đã qua quá trình sửa đổi, bổ sung vào các năm 2012, 2014).

Đáng nói, Luật Thuế TNCN cho phép áp dụng giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc mà người nộp thuế phải nuôi dưỡng.

Hiểu đơn giản, mức GTGC giúp người nộp thuế được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo mức nhất định cùng người phụ thuộc và số thu nhập còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế.

Ông Khiêm cũng thừa nhận: "Trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và thế giới thay đổi không ngừng, dưới áp lực của quá trình toàn cầu hóa và tăng cường hội nhập, hệ thống chính sách thuế của mỗi nước cũng phải dần hướng tới các chuẩn mực và thông lệ chung, đòi hỏi chính sách thuế TNCN của Việt Nam cần phải tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp".

Trên thực tế, nhìn lại quá trình triển khai Luật Thuế TNCN cho đến nay, mức GTGC đã phải điều chỉnh đến 2 lần vì không phù hợp với tình hình thực tiễn.

Từ thời điểm có hiệu lực ngày 1.1.2009, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.

Đến năm 2012, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TNCN, số 26/2012/QH13. Theo quy định tại luật này, từ ngày 1.7.2013, mức GTGC đối với đối tượng nộp thuế được nâng lên là 9 triệu đồng/tháng, tức 108 triệu đồng/năm (mức cũ là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm).

Tuy nhiên, sau 4 năm mức giảm trừ gia cảnh lại tiếp tục bộc lộ bất cập. Giải quyết vấn đề này, ngày 2.6.2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức GTGC của thuế TNCN. Từ kỳ tính thuế năm 2020, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Sau tiếp 3 năm, đến năm 2023, sau nhiều ý kiến phân tích, bình luận, Bộ Tài chính tiếp tục thừa nhận mức GTGC lỗi thời.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Không thay đổi mức giảm trừ gia cảnh, người dân thất vọng

Minh Ánh |

Sau chia sẻ sẽ không điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh do biến động CPI chưa đến 20% của đại diện Bộ Tài chính, nhiều người dân tỏ ra thất vọng.

Thay đổi mức giảm trừ gia cảnh, phải sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, muốn thay đổi mức giảm trừ gia cảnh, phải sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc năm 2024

Nhóm PV |

Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 thì mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Bộ Công an đề xuất gắn thiết bị giám sát với 8 trường hợp

Việt Dũng |

Bộ Công an đề xuất việc gắn thiết bị giám sát nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục đối với người thi hành án hình sự tại cộng đồng.

Mùa vàng Sa Pa dở dang vì bão lũ

NINH PHƯƠNG |

Lào Cai - Không ít du khách tiếc nuối vì mùa lúa chín Sa Pa và nhiều điểm ở Lào Cai bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mưa lũ, sạt lở sau bão.

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, Philippines đón bão khác

Khánh Minh |

Ngay trước khi áp thấp nhiệt đới Gener vào Biển Đông, bão Helen đã đi vào khu vực dự báo của Philippines (PAR).

Chi tiết trách nhiệm hộ gia đình về phòng cháy chữa cháy

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động phòng chống cháy nổ.

Cập nhật giá vàng sáng 18.9: Chịu áp lực chốt lời

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 18.9: Kim loại quý trên thị trường thế giới đã vấp phải áp lực chốt lời khi tăng lên ngưỡng kỷ lục.