Lý giải nguyên nhân gia tăng các vụ việc phòng vệ thương mại

Vũ Long |

Phòng vệ thương mại được chủ động sử dụng nhằm thiết lập môi trường cạnh tranh, công bằng, bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất trong nước.

Vì sao gia tăng vụ việc phòng vệ thương mại?

Theo Bộ Công Thương, phòng vệ thương mại là nội dung tương đối mới đối với Việt Nam nhưng những năm gần đây công cụ này được chủ động sử dụng nhằm thiết lập môi trường cạnh tranh, công bằng, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất trong nước.

Tính đến tháng 11.2021, đã có 23 vụ việc phòng vệ thương mại, trong đó các vụ việc chống bán phá giá chiếm tới 50%. Trong năm 2020, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại mới đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng ở mức 37 vụ việc, tăng 2,3 lần so với năm 2019.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Trong nhiều vụ việc, Việt Nam đã thành công, chứng minh Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu. Điển hình như Australia đã chấm dứt nhiều vụ việc điều tra mà không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam, như vụ điều tra với ống thép và dây đai thép phủ màu.

Trao đổi với PV, ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khẳng định, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và toàn cầu, đặc biệt là tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), cùng với xu thế bảo hộ xuất hiện tại một số khu vực, nền kinh tế, các vụ việc phòng vệ thương mại sẽ ngày càng nhiều hơn.

“Xuất khẩu của Việt Nam càng tăng, thì các vụ việc phòng vệ thương mại cũng sẽ tăng, bởi nhiều mặt hàng của Việt Nam tạo ra sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường nước nhập khẩu khiến ngành sản xuất tại các nước này đề nghị Chính phủ họ điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ” – ông Lê Triệu Dũng thông tin.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương đã điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại, gồm 15 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 1 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp tự vệ với các sản phẩm thép, kính nổi, dầu ăn, bột ngọt, phân bón, màng BOPP, nhôm, ván gỗ, sợi, đường… để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Không cản trở tham gia phòng vệ thương mại

Phòng vệ thương mại là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay nhận trợ cấp từ Chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa.

Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và các FTA truyền thống và cả FTA thế hệ mới hầu hết đều đã có điều khoản về phòng vệ thương mai, có mục tiêu xóa bỏ rào cản về thuế đối với thương mại nhưng lại không cản trở quyền của các thành viên tham gia FTA trong việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Đến nay, Việt Nam đã tham gia, ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 2 FTA nữa. Trong số 14 FTA đã có hiệu lực, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) là 3 FTA thế hệ mới với các cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại.

Trong thời gian qua, các biện pháp phòng vệ thương mại đã giúp tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa hàng nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước, đồng thời bảo vệ, tạo không gian phát triển cho các ngành sản xuất trong nước khi phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Các biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam với hàng hóa nước ngoài đã bảo vệ sản xuất trong nước, mang lại hiệu quả thiết thực đối với doanh nghiệp.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Áp thuế phòng vệ thương mại, ngành mía đường trong nước vẫn lao đao

Vũ Long |

Dù áp thuế phòng về thương mại đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan, ngành mía đường trong nước vẫn gian nan trong "cơn lốc" đường nhập ngoại giá rẻ.

Đẩy mạnh phòng vệ thương mại, bảo hộ nông sản trong nước

Vũ Long |

Hàng loạt biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá để bảo hộ nông sản trong nước đã được áp dụng trong 11 tháng của năm 2020.

Gần 200 mặt hàng Việt bị kiện phòng vệ thương mại, ứng phó thế nào?

Cường Ngô |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, thì xu thế sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại để bảo hộ sản xuất trên thế giới tiếp tục gia tăng. Việt Nam đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài.

Man City giữ ngôi đầu Premier League sau hòa kịch tính với Arsenal

Nhóm PV |

Man City thoát thua ngay trên sân nhà trước Arsenal nhờ bàn thắng ở phút 90+8 ở vòng 5 Premier League vào rạng sáng 23.9.

Bàn giao túi vàng bỏ quên trong thùng từ thiện gửi vùng lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Tối 22.9, thông tin từ Công an huyện Bảo Thắng, Công an xã Xuân Quang đã tổ chức bàn giao túi đồ trang sức bằng vàng bỏ quên trong thùng đồ từ thiện.

Thanh Hóa di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh ra khỏi điểm sạt lở

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lớn khiến sạt lở đất vào khu ký túc xá học sinh, ngay sau đó lực lượng chức năng đã di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh đến nơi an toàn.

Thể Công Viettel thắng ngược Hà Nội FC tại sân Mỹ Đình

NHÓM PV |

Tối 22.9, Thể Công Viettel đã đánh bại Hà Nội FC với tỉ số 2-1 tại vòng 2 LPBank V.League 2024-2025.

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Áp thuế phòng vệ thương mại, ngành mía đường trong nước vẫn lao đao

Vũ Long |

Dù áp thuế phòng về thương mại đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan, ngành mía đường trong nước vẫn gian nan trong "cơn lốc" đường nhập ngoại giá rẻ.

Đẩy mạnh phòng vệ thương mại, bảo hộ nông sản trong nước

Vũ Long |

Hàng loạt biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá để bảo hộ nông sản trong nước đã được áp dụng trong 11 tháng của năm 2020.

Gần 200 mặt hàng Việt bị kiện phòng vệ thương mại, ứng phó thế nào?

Cường Ngô |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, thì xu thế sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại để bảo hộ sản xuất trên thế giới tiếp tục gia tăng. Việt Nam đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài.