Nên có bộ quy chuẩn chung, thay vì để các tỉnh tự quyết mô hình '3 tại chỗ"

Cường Ngô |

Thay vì để địa phương tự xây dựng mô hình sản xuất thay thế "3 tại chỗ", đại diện doanh nghiệp cho rằng, các bộ ngành cần xây dựng một bộ quy chuẩn, hướng dẫn chung, các địa phương dựa vào đó để áp dụng một cách chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình chung.

Nên có mô hình, hướng dẫn chung

Mới đây, Bộ Y tế đã ra văn bản đề nghị các UBND tỉnh, thành phố dựa trên đánh giá tình hình thực tế từng địa phương và hướng dẫn các doanh nghiệp lên kế hoạch, phương án chống dịch phù hợp để an toàn và sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Bộ Công Thương cũng đề xuất doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về mô hình vừa sản xuất phù hợp với thực tế, song cần có thêm hướng dẫn của ngành y tế về xét nghiệm, xử lý khi có ca nhiễm F0.

Tuy nhiên, trao đổi với Lao Động, đại diện doanh nghiệp cho rằng, các bộ ngành cần xây dựng một bộ quy chuẩn, hướng dẫn chung; các địa phương dựa vào đó để áp dụng một cách chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình chung của từng địa phương.

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho biết, thời gian vừa qua, ông áp dụng "3 tại chỗ" ở nhà máy chế biến tôm xuất khẩu thuộc tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, khi thấy sự bất cập của mô hình này, tỉnh Tiền Giang đã ban hành văn bản về việc tạm dừng hoạt động đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đang áp dụng phương án "3 tại chỗ".

Kể từ đó đến nay, tỉnh Tiền Giang vẫn chưa có thông báo mới, chưa có hướng dẫn về mô hình sản xuất mới. Điều này khiến doanh nghiệp không biết phải ứng biến như thế nào: Đóng cửa hay duy trì sản xuất với lượng công nhân ít ỏi.

Còn một nhà máy ở Đà Nẵng, ông Lĩnh cho rằng, đến nay cũng chưa có hướng dẫn từ UBND thành phố về mô hình sản xuất mới. Cho nên, công ty ông vẫn duy trì "3 tại chỗ", đến nay đã là ngày thứ 10, dù trong điều kiện hết sức tạm bợ.

Doanh nghiệp rối khi thực hiện mô hình “3 tại chỗ“. Ảnh: KQ
Doanh nghiệp rối khi thực hiện mô hình “3 tại chỗ“. Ảnh: KQ

“Với kinh nghiệm làm chủ doanh nghiệp hơn 20 năm qua, tôi cho rằng, Bộ Y tế, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam nên đứng ra xây dựng bộ quy chuẩn sản xuất chung, sau đó, các bộ, ngành tham gia góp ý. Khi hoàn thiện sẽ cho các tỉnh và doanh nghiệp địa phương thực hiện.

Doanh nghiệp địa phương sẽ áp dụng theo quy chuẩn chung, nhưng có sự chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương", ông Lĩnh nói.

Theo ông Lĩnh, việc cho các địa phương tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm về mô hình sản xuất của mình sẽ xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm; tỉnh này áp dụng mô hình này, tỉnh khác áp dụng mô hình sản xuất khác. Trong khi một doanh nghiệp sản xuất là chuỗi liên kết với các doanh nghiệp ở các địa phương khác.

“Một xe hàng xuất khẩu phải chạy qua 5-7 tỉnh, qua nhiều đầu mối của các doanh nghiệp và có mối liên kết hữu cơ với nhau. Mỗi tỉnh làm mỗi khác sẽ dẫn tới sự lệch pha, có thể gây đứt gãy chuỗi cung ứng”, ông Lĩnh nói.

Theo ông Lĩnh, dù có áp dụng mô hình sản xuất nào thì điều kiện tiên quyết vẫn là tiêm vaccine cho công nhân, người lao động.

“Trong đại dịch, chúng ta có hai mặt trận: Mặt trận chống dịch và sản xuất. Vừa qua, cả nước đã tập trung nhân lực, vật lực cho mặt trận chống dịch rồi, giờ nên tập trung cho mặt trận sản xuất. "Tôi cho rằng, thời điểm này, Chính phủ nên ưu tiên vaccine cho mặt trận sản xuất. Với mặt trận này, ai là tuyến đầu thì phải tập trung ưu tiên trước.

Tuyến đầu của mặt trận này là những doanh nghiệp có sức ảnh hưởng lớn với nền kinh tế, có sức lan toả xã hội, có mối quan hệ hữu cơ, thuộc chuỗi liên kết với nông dân như lương thực, thực phẩm, nông sản…

Còn với doanh nghiệp FDI, tôi cho rằng, Chính phủ cũng nên cho phép họ tự tìm nguồn vaccine để tiêm cho công nhân của họ. Theo tôi biết, hiện nay có nhiều doanh nghiệp cũng có nguyện vọng như vậy", ông Lĩnh nói.

Thực hiện Y tế tại chỗ

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, đối với các doanh nghiệp sản xuất ở thời điểm này cần xây dựng bộ quy tắc, hướng dẫn thực hiện "Y tế tại chỗ" và tập huấn cho đội ngũ y tế tại khu công nghiệp và các nhà máy.

"Chúng tôi mong Bộ Y tế hoàn thiện bộ quy tắc (như CDC Mỹ và một số quốc gia đã có) và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh và doanh nghiệp thực hiện "Y tế tại chỗ".

Các doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy, công ty tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động mỗi tháng 2 lần, mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông và giao dịch. CDC cũng sẽ tổ chức xét nghiệm cho doanh nghiệp 1 lần/tháng.

Bộ Y tế cũng có hướng dẫn xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp trong thực hiện "3 tại chỗ", như phát hiện F0, chỉ khoanh vùng và cách ly khu vực có nguy cơ, phun khử khuẩn, xét nghiệm, hướng dẫn các biện pháp an toàn "chặt trong, chặt ngoài".

Đồng thời, kiểm soát các nguồn lây nhiễm một cách hiệu quả, nhằm giảm tổn thất cho doanh nghiệp và sinh kế cho công nhân, song vẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh cho toàn nhà máy", bà Xuân cho hay.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến"

VƯƠNG TRẦN |

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Hiến kế giải pháp thay thế "3 tại chỗ" giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất

Cường Ngô |

Sau một thời gian áp dụng, mô hình sản xuất "3 tại chỗ" ở một số nơi đã bộc lộ bất cập như thiếu cơ sở hạ tầng, chi phí gia tăng, chưa có quy định, hướng dẫn chưa cụ thể và có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng do không thể tiếp tục phương án này nếu kéo dài. Từ đó, nhiều hiến kế đã được đưa ra và đề nghị xem xét cho thực hiện.

Nghỉ làm hay thực hiện “3 tại chỗ”: Công nhân đặt phòng dịch lên hàng đầu

Bảo Hân |

Dù đang ở tại công ty để sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” hay đang phải tạm nghỉ việc ở nhà, nhiều công nhân vẫn có ý thức rất cao trong phòng chống dịch COVID-19 nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân.

4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số

Hà Anh |

Sáng 4.10, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - trao đổi chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số”.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Hiện trạng xuống cấp của hai công viên lớn ở quận Cầu Giấy

THÙY DƯƠNG |

Thời gian tới, quận Cầu Giấy (Hà Nội) sẽ dành nguồn lực cải tạo, sửa chữa một số công trình, bao gồm hai công viên lớn trên địa bàn là Cầu Giấy và Nghĩa Đô.

Thị trường bất động sản vẫn kém sắc

Bảo Chương |

TPHCM - Nguồn cung căn hộ ở mức thấp, thanh khoản yếu khiến thị trường bất động sản đang trong trạng thái kém sôi động.

Sai phạm của cựu Thư ký Thứ trưởng vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Cơ quan điều tra chỉ ra sai phạm của Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế - ở giai đoạn 2 vụ chuyến bay giải cứu nhưng không xử lý ở lần này.

Đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến"

VƯƠNG TRẦN |

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Hiến kế giải pháp thay thế "3 tại chỗ" giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất

Cường Ngô |

Sau một thời gian áp dụng, mô hình sản xuất "3 tại chỗ" ở một số nơi đã bộc lộ bất cập như thiếu cơ sở hạ tầng, chi phí gia tăng, chưa có quy định, hướng dẫn chưa cụ thể và có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng do không thể tiếp tục phương án này nếu kéo dài. Từ đó, nhiều hiến kế đã được đưa ra và đề nghị xem xét cho thực hiện.

Nghỉ làm hay thực hiện “3 tại chỗ”: Công nhân đặt phòng dịch lên hàng đầu

Bảo Hân |

Dù đang ở tại công ty để sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” hay đang phải tạm nghỉ việc ở nhà, nhiều công nhân vẫn có ý thức rất cao trong phòng chống dịch COVID-19 nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân.