Ngân hàng Nhà nước xây dựng nghị định về gói hỗ trợ lãi suất 2%

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 23.2, phía Ngân hàng Nhà nước cho biết đang tiến hành xây dựng Dự thảo Nghị định về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động.

Theo dự thảo Tờ trình Chính phủ, mục đích ban hành của Nghị định nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để tạo động lực phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm giai đoạn 2021 - 2025;

Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giảm giá thành các sản phẩm, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng. Hỗ trợ khách hàng tận dụng thời cơ phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.

Sẽ có Nghị định riêng về hỗ trợ lãi suất 2%. Ảnh:L.D.
Sẽ có Nghị định riêng về hỗ trợ lãi suất 2%. Ảnh:L.D.

Nội dung của Nghị định được xây dựng trên cơ sở các nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ lãi suất qua hệ thống ngân hàng thương mại tại Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, cụ thể:

Hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong các ngành, lĩnh vực: hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp chế biến, chế tạo (đã bao gồm máy móc, trang thiết bị, thuốc, hoá dược, dược liệu); xuất bản phần mềm; lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan; hoạt động dịch vụ thông tin; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua.

Điều kiện hỗ trợ thuộc đối tượng thụ hưởng, đã được vay vốn hoặc đáp ứng các điều kiện vay vốn, được ngân hàng thương mại chấp thuận.

Về trình tự, thủ tục tạm cấp bù lãi suất, Chính phủ giao dự toán ngân sách nhà nước số tiền 40.000 tỉ đồng chi đầu tư phát triển cho Bộ Tài chính để thực hiện cấp bù lãi suất, quyết toán cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại;

Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) tạm cấp bù lãi suất đối với ngân hàng thương mại theo định kỳ hằng quý; số tiền tạm cấp bù lãi suất bằng 90% số tiền ngân hàng thương mại đã thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng trong quý.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính theo dõi kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất và tạm cấp bù lãi suất của ngân hàng thương mại.

Khi tổng số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng (bao gồm số lãi tiền vay khách hàng đã được hỗ trợ lãi suất và dự kiến số lãi tiền vay còn phải thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khách hàng này đến ngày 31.12.2023) đạt khoảng 35.000 tỉ đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp Bộ Tài chính có biện pháp quản lý bằng phương pháp phân bổ hạn mức số tiền hỗ trợ lãi suất còn lại đối với từng ngân hàng thương mại và  thông báo cho ngân hàng thương mại để đảm bảo tổng số tiền hỗ trợ lãi suất theo Nghị định này không vượt quá 40.000 tỉ đồng.

Việc phân bổ hạn mức căn cứ vào kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất của từng ngân hàng thương mại. Theo đó, tại Thông tư của Ngân hàng Nhà nước sẽ hướng dẫn cụ thể về việc phân bổ hạn mức này.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Lãi suất ồ ạt tăng nóng, Ngân hàng Nhà nước bơm thêm cả vạn tỉ đồng

Lam Duy |

Ngân hàng Nhà nước bơm thêm hơn 14.000 tỉ đồng trong bối cảnh lãi suất có xu hướng tăng mạnh ở nhiều kênh huy động vốn.

Ngân hàng Nhà nước siết chặt dòng tiền vào các lĩnh vực rủi ro cao

Lan Hương (ghi) |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… những lĩnh vực có thể dẫn tới câu chuyện đầu cơ, đẩy giá, gây các hiện tượng bong bóng sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

Lãi suất biến động sau can thiệp của Ngân hàng Nhà nước

Lam Duy |

Sau động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất vay mượn vốn giữa các ngân hàng có dấu hiệu giảm nhiệt rõ rệt.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Lãi suất ồ ạt tăng nóng, Ngân hàng Nhà nước bơm thêm cả vạn tỉ đồng

Lam Duy |

Ngân hàng Nhà nước bơm thêm hơn 14.000 tỉ đồng trong bối cảnh lãi suất có xu hướng tăng mạnh ở nhiều kênh huy động vốn.

Ngân hàng Nhà nước siết chặt dòng tiền vào các lĩnh vực rủi ro cao

Lan Hương (ghi) |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… những lĩnh vực có thể dẫn tới câu chuyện đầu cơ, đẩy giá, gây các hiện tượng bong bóng sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

Lãi suất biến động sau can thiệp của Ngân hàng Nhà nước

Lam Duy |

Sau động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất vay mượn vốn giữa các ngân hàng có dấu hiệu giảm nhiệt rõ rệt.