Lãi suất ồ ạt tăng nóng, Ngân hàng Nhà nước bơm thêm cả vạn tỉ đồng

Lam Duy |

Ngân hàng Nhà nước bơm thêm hơn 14.000 tỉ đồng trong bối cảnh lãi suất có xu hướng tăng mạnh ở nhiều kênh huy động vốn.

Báo cáo thị trường tiền tệ vừa được một số tổ chức đầu tư công bố cho thấy sự mở cửa và hồi phục của nền kinh tế, và đặc biệt là nhu cầu thanh toán tăng lên dịp lễ Tết Nguyên đán là nguyên nhân khiến thanh khoản thị trường có phần căng thẳng hơn trong thời gian vừa qua.

Theo phân tích của chứng khoán Bảo Việt (BVSC), đây là một phần thúc đẩy lãi suất vay mượn vốn giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng đồng loạt vượt lên trên mốc 2-3%/năm.

BVSC cho hay lãi suất các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần có diễn biến tăng mạnh ngay trong tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ tết, ở mức lần lượt là 0,9% và 1,19%, lên mức 3,32% và 3,39%/năm.

Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian gần đây. Ảnh: BVSC
Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian gần đây. Ảnh: BVSC

Theo đó lãi suất kỳ hạn qua đêm hiện đang đạt mức cao nhất trong gần 2 năm trở lại đây. BVSC nhìn nhận, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế có sự bứt phá mạnh mẽ ngay trong tháng 1.2022, khi đạt mức 2,74% tính tới ngày 28.1.2022 và cũng là mức tăng trong tháng 1 cao nhất kể từ năm 2012 tới nay.

"Tốc độ tiêm vaccine nhanh cùng sự mở cửa của các hoạt động sản xuất kinh doanh là những yếu tố giúp cho nền kinh tế hồi phục mạnh mẽ, tăng nhu cầu về vốn và kích thích tăng trưởng tín dụng" - BVSC đưa phân tích.

Nhờ đó nối tiếp kết quả tín dụng tăng trưởng 13,53% trong năm 2021, trong năm nay với chương trình hỗ trợ kinh tế hồi phục sau đại dịch và đặc biệt là gói cấp bù lãi suất trị giá 40.000 tỉ đồng cho 2 năm 2022-2023, BVSC đánh giá tăng trưởng tín dụng có thể lên tới 15% cho cả năm 2022.

Trong khi đó trên thị trường huy động vốn dân cư, để huy động dòng tiền gửi nhàn rỗi sau Tết, hàng loạt ngân hàng tiếp tục công bố biểu lãi suất tiền gửi mới mức tăng từ 0,1 đến 0,8%/năm, chủ yếu ở các kỳ hạn dài trên 6 tháng. Bên cạnh nhu cầu cân đối lại nguồn vốn của chính các ngân hàng, áp lực từ thị trường là có.

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, nhiều ngân hàng quy mô nhỏ cũng đang áp dụng mức lãi suất rất cao cho các kỳ hạn trên 12 tháng.

Như tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), lãi suất huy động của hàng loạt kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đang được trả từ 7%/năm đến cao nhất 7,35%/năm. Đây cũng là mức lãi suất huy động cao nhất được ghi nhận trên thị trường hiện nay.

Lãi suất huy động vừa được Techcombank công bố áp dụng cũng ghi nhận mức tăng khoảng 0,4 - 0,5%/năm ở một số kỳ hạn.

Nhóm phân tích của chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, chênh lệch tăng trưởng tín dụng - huy động có thể tạo áp lực lên các ngân hàng trong nửa cuối năm nay. Do vậy, để cân đối bài toán kinh doanh, thực hiện mục tiêu giảm thêm lãi suất cho vay 0,5 - 1%/năm theo chủ trương chung, các ngân hàng buộc phải tiếp tục giảm chi phí.

Tuy nhiên thực tế nếu nhìn vào kết quả kinh doanh các ngân hàng có thể thấy, không phải ngân hàng nào có lãi suất cao cũng đều có nguồn huy động dồi dào. Mức lãi suất huy động cao hiện chỉ thấy xuất hiện nhiều tại các ngân hàng quy mô nhỏ, trong khi nhóm 4 ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng cổ phần quy mô lớn vẫn đang duy trì lãi suất khá thấp.

Trong bối cảnh trên, ngay trong tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước bơm tổng cộng 14.390 tỉ đồng thông qua thị trường mở.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Lãi suất biến động sau can thiệp của Ngân hàng Nhà nước

Lam Duy |

Sau động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất vay mượn vốn giữa các ngân hàng có dấu hiệu giảm nhiệt rõ rệt.

Lãi suất 180%/năm vẫn đi vay nặng lãi, vì sao?

Hoàng Lâm |

Cuối năm cần một khoản tiền để chi tiêu, không ít người “nhắm mắt” đi vay để rồi nhanh chóng sập bẫy “nặng lãi” tới mức không có khả năng chi trả, phải trốn nợ hoặc bán sạch tài sản.

Lãi suất huy động và cho vay có thể diễn biến trái chiều

Lam Duy |

Trong khi lãi suất huy động có thể sẽ tăng thêm 0,5%, mặt bằng lãi vay được dự báo có thể giảm nhẹ trong thời gian tới.

Trình bổ sung nhân sự quy hoạch Trung ương khóa XIV

Vương Trần |

Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Bộ Chính trị xem xét, quyết định bổ sung quy hoạch Trung ương, thẩm định, phê duyệt quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV.

Chủ đầu tư khu dân cư Cồn Tân Lập đưa tin gây hiểu nhầm

Hữu Long |

Chủ đầu tư Cồn Tân Lập đưa tin dễ hiểu nhầm việc xác nhận nhà ở có sẵn đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh và nhà ở đủ điều kiện đưa vào sử dụng.

1001 "cú sốc đầu đời" của tân sinh viên

Hồng Nhung - Trần Hạnh |

Thay đổi về môi trường sống, thời gian sinh hoạt, cách học tập hay áp lực đồng trang lứa... là loạt lý do khiến tân sinh viên ngỡ ngàng khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học.

Khi nào được nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới?

Nhóm PV |

Nhận bảo hiểm xã hội một lần được quy định như thế nào trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024?

Gian nan khi tàu cá bị mất kết nối giám sát hành trình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Chính quyền địa phương nỗ lực xử lý việc tàu cá của ngư dân mất kết nối giám sát hành trình, nhưng vẫn chưa có phương án tối ưu.

Lãi suất biến động sau can thiệp của Ngân hàng Nhà nước

Lam Duy |

Sau động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất vay mượn vốn giữa các ngân hàng có dấu hiệu giảm nhiệt rõ rệt.

Lãi suất 180%/năm vẫn đi vay nặng lãi, vì sao?

Hoàng Lâm |

Cuối năm cần một khoản tiền để chi tiêu, không ít người “nhắm mắt” đi vay để rồi nhanh chóng sập bẫy “nặng lãi” tới mức không có khả năng chi trả, phải trốn nợ hoặc bán sạch tài sản.

Lãi suất huy động và cho vay có thể diễn biến trái chiều

Lam Duy |

Trong khi lãi suất huy động có thể sẽ tăng thêm 0,5%, mặt bằng lãi vay được dự báo có thể giảm nhẹ trong thời gian tới.